Mẫu 7 Kịch Bản Tư Vấn Mỹ Phẩm + Cấu Trúc, Bí Quyết Chốt Đơn
Ngành mỹ phẩm là một ngành cạnh tranh cao, xu hướng sản phẩm luôn luôn thay đổi và mong muốn của khách hàng ngày càng đa dạng. Kịch bản tư vấn mỹ phẩm là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Trong bài viết dưới đây, hãy để EZSale chia sẻ bí quyết chốt đơn với 7 mẫu kịch bản tư vấn mỹ phẩm và cấu trúc cần có của một kịch bản tư vấn.
Tại sao cần kịch bản tư vấn mỹ phẩm?
Một kịch bản rõ ràng và logic khi tư vấn mỹ phẩm sẽ giúp các nhân viên tư vấn giới thiệu sản phẩm một cách chính xác và rõ ràng. Ngoài ra, việc có kịch bản tư vấn mỹ phẩm sẽ giúp họ chuẩn bị sẵn những thông tin quan trọng về sản phẩm, tránh việc bỏ sót thông tin khi tư vấn.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kịch bản tư vấn giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi mua hàng. Kịch bản tư vấn chi tiết sẽ giúp nhân viên thuyết phục khách hàng hiệu quả hơn, từ đó tăng tỷ lệ chốt đơn sản phẩm.
Mẫu kịch bản tư vấn mỹ phẩm qua 8 tình huống
Kịch bản tư vấn mỹ phẩm đầy đủ, chuyên nghiệp
Nhân viên tư vấn: “Chào chị, em là Minh từ [Tên cửa hàng/công ty]. Em có thể hỗ trợ gì cho chị hôm nay không ạ?”
Khách hàng: “Chào em, chị muốn tìm sản phẩm dưỡng da. Da chị dạo này hơi khô và có dấu hiệu lão hóa…”
Nhân viên tư vấn: “Dạ, em hiểu rồi ạ. Chị có thể chia sẻ thêm cho em về loại da và tình trạng cụ thể của mình được không? Ví dụ như da chị là da khô, da dầu hay da hỗn hợp, và chị có đang sử dụng sản phẩm dưỡng nào không ạ?”
Khách hàng: “Da chị là da khô, nhưng vùng chữ T hơi nhờn. Chị mới dùng kem dưỡng ẩm ban đêm thôi, nhưng cảm giác sáng dậy da vẫn bị khô căng.”
Nhân viên tư vấn: “Da khô kèm theo nhờn vùng chữ T thì chị thuộc loại da hỗn hợp thiên khô đó ạ. Điều này rất dễ gặp khi da thiếu nước hoặc lớp màng bảo vệ da không đủ khỏe. Bên em có dòng sản phẩm [Tên sản phẩm] chuyên dành cho da hỗn hợp, giúp cấp ẩm sâu nhưng không gây bóng nhờn, rất phù hợp với tình trạng da của chị. Em xin phép được giới thiệu thêm chi tiết nhé!”
Khách hàng: “Ừ, em nói thử xem sản phẩm đó có gì đặc biệt không?”
Nhân viên tư vấn: “Dạ, sản phẩm này chứa thành phần Hyaluronic Acid kết hợp với chiết xuất tự nhiên từ hoa cúc La Mã, giúp cấp nước và duy trì độ ẩm lâu dài suốt 24 giờ. Ngoài ra, thành phần còn hỗ trợ tái tạo lớp màng bảo vệ da, giúp chị không còn cảm giác khô căng vào buổi sáng. Đặc biệt, sản phẩm thấm rất nhanh, không gây bết dính nên chị có thể thoải mái sử dụng cả ngày mà không lo da bị bóng dầu ạ.”
Khách hàng: “Nghe hay đấy, nhưng chị lo da chị nhạy cảm, dùng không hợp thì sao?”
Nhân viên tư vấn: “Dạ, đúng rồi ạ, với da nhạy cảm thì mình cần chú ý hơn khi chọn sản phẩm. Nhưng chị yên tâm nhé, sản phẩm bên em đã được kiểm nghiệm da liễu, không chứa hương liệu hay cồn, nên rất an toàn cho da nhạy cảm. Ngoài ra, nếu chị muốn an tâm hơn thì mình có thể thử sản phẩm mini size trước, hoặc em có thể gửi mẫu dùng thử cho chị trải nghiệm trước khi quyết định.”
Khách hàng: “Có mẫu thử hả em? Vậy chị lấy mẫu thử xem sao.”
Nhân viên tư vấn: “Dạ đúng rồi chị. Bên em luôn có chính sách dùng thử trước để chị an tâm hơn. Em sẽ ghi nhận thông tin của chị để gửi mẫu ngay. À, hiện bên em cũng đang có chương trình ưu đãi giảm 20% khi mua sản phẩm chính, và mình sẽ được tặng thêm một chai sữa rửa mặt dịu nhẹ. Chị cân nhắc thêm nhé, vì chương trình này chỉ kéo dài đến hết tuần này thôi ạ.”
Khách hàng: “Thế à, chị để chị thử mẫu trước đã nhé, có gì chị sẽ liên hệ lại.”
Nhân viên tư vấn: “Dạ vâng, em hiểu rồi ạ. Em sẽ liên hệ lại với chị sau khi chị đã dùng thử để lấy phản hồi nhé. Nếu cần tư vấn thêm, chị có thể gọi hoặc nhắn tin qua số điện thoại/zalo của em. Em cảm ơn chị nhiều, chúc chị có một ngày vui vẻ!”
Kịch bản chào hỏi và kết nối ban đầu
Nhân viên: “Chào chị ạ! Em tên là Hồng, chuyên viên tư vấn tại cửa hàng mỹ phẩm ABC. Hôm nay, em có thể hỗ trợ chị tìm sản phẩm hoặc tư vấn thêm về các dòng sản phẩm mà chị quan tâm không ạ?”
Khách hàng: “Chị đang tìm một loại kem dưỡng ẩm tốt cho da khô.”
Nhân viên: “Dạ, da khô thường dễ bị bong tróc và cần cấp ẩm sâu đúng không ạ? Chị yên tâm, em sẽ giới thiệu cho chị một vài dòng sản phẩm cực kỳ phù hợp nhé!”
Kịch bản khám phá nhu cầu khách hàng
Nhân viên: “Chị có thể chia sẻ với em tình trạng da của mình hiện tại được không ạ? Ví dụ như chị cảm thấy da mình dễ khô hay dễ nhờn hơn?”
Khách hàng: “Da chị thì hay bị khô lắm, nhưng lại dễ nổi mụn nữa.”
Nhân viên: “À, vậy là da chị thuộc loại da khô, nhưng có xu hướng nổi mụn. Với loại da này, chị cần chú trọng đến việc dưỡng ẩm mà vẫn phải giữ được độ thông thoáng cho da. Chị đã thử sản phẩm nào chưa ạ?”
Kịch bản giới thiệu sản phẩm
Nhân viên: “Dạ, dựa trên tình trạng da khô dễ mụn của chị, em đề xuất dòng kem dưỡng này ạ. Sản phẩm này chứa các thành phần như Hyaluronic Acid giúp cấp ẩm sâu, đồng thời kết cấu mỏng nhẹ không gây bít tắc lỗ chân lông. Nhiều khách hàng bên em cũng đang sử dụng và phản hồi rất tốt, đặc biệt là những chị có làn da khô dễ mụn như chị ạ.”
Kịch bản xử lý từ chối và phản đối
Khách hàng: “Chị thấy giá của sản phẩm này hơi cao nhỉ?”
Nhân viên: “Em hiểu mà chị! Giá của sản phẩm này thực ra là do thành phần và chất lượng rất đặc biệt, chị sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau 1-2 tuần sử dụng. Hơn nữa, bên em đang có chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 mini size, giúp chị dùng thử trong thời gian dài và cảm nhận hiệu quả trước khi quyết định mua thêm.”
Kịch bản chốt đơn hàng
Nhân viên: “Dạ, với sản phẩm này, nếu chị mua hôm nay, bên em có chương trình giảm 10% kèm theo quà tặng là sữa rửa mặt mini dùng thử. Em nghĩ đây là cơ hội tốt để mình trải nghiệm trọn bộ sản phẩm chăm sóc da luôn đó chị.”
Khách hàng: “Ừm, chị thấy cũng hợp lý. Vậy chị lấy một bộ nhé.”
Nhân viên: “Dạ, em cảm ơn chị nhiều ạ! Em sẽ lập tức gói hàng và gửi chương trình ưu đãi cho chị luôn ạ.”
Kịch bản chăm sóc sau bán hàng
Nhân viên: “Chào chị! Em là Hồng, nhân viên tư vấn tại ABC. Lần trước chị có mua sản phẩm kem dưỡng ẩm bên em. Không biết chị dùng thử thấy thế nào ạ?”
Khách hàng: “À, chị thấy khá ổn, da chị bớt khô hẳn.”
Nhân viên: “Dạ, em vui quá khi nghe chị chia sẻ như vậy. Nếu chị dùng ổn, mình có thể kết hợp thêm với serum dưỡng ẩm để tăng hiệu quả nha chị. Khi nào chị cần, cứ gọi em để được tư vấn kỹ hơn ạ.”
Cấu trúc cơ bản của kịch bản tư vấn mỹ phẩm
Khi xây dựng kịch bản tư vấn mỹ phẩm, cần tuân theo cấu trúc của kịch bản để tránh bỏ sót các thông tin quan trọng. Dưới đây là cấu trúc cơ bản của kịch bản tư vấn mỹ phẩm mà bạn cần lưu ý.
1. Phần mở đầu: Chào hỏi và tạo ấn tượng đầu tiên
Mở đầu bằng một lời chào hỏi thân thiện và tự nhiên sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và dễ dàng tạo ấn tượng ban đầu với họ. Ngoài ra, để tạo sự thoải mái và thu hút khách hàng ngay từ đầu, bạn có thể dành cho họ một lời khen hoặc hỏi thăm một cách tinh tế.
2. Phần khám phá nhu cầu: Đặt câu hỏi và lắng nghe
Để khám phá nhu cầu của khách hàng, bạn có thể đặt cho họ những câu hỏi để xác định loại da, các vấn đề về da mà khách hàng đang gặp phải. Việc này giúp bạn đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho khách hàng.
Ngoài ra, bạn có thể đặt các câu hỏi mở để tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.
3. Phần giới thiệu sản phẩm: Đưa ra giải pháp phù hợp
Sau khi đã hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, hãy đưa ra những giải pháp phù hợp. Cách giới thiệu sản phẩm cho khách hàng cần dựa trên nhu cầu đã nắm bắt. Bạn hãy tập trung vào những sản phẩm có thể đáp ứng trực tiếp vấn đề của khách hàng
Ngoài ra, hãy tập trung nhấn mạnh vào lợi ích cụ thể của sản phẩm, giúp khách hàng hình dung rõ hơn giá trị mà sản phẩm có thể mang lại.
4. Phần giải quyết thắc mắc: Xử lý phản hồi của khách hàng
Trong quá trình tư vấn, khách hàng sẽ có những câu hỏi hoặc lo lắng liên quan đến sản phẩm. Nhân viên tư vấn cần lường trước các câu hỏi phổ biến thường gặp và cách xử lý chúng khéo léo. Việc giải quyết nghi ngờ hoặc vấn đề mà khách hàng có thể đặt ra giúp khách hàng yên tâm hơn về sản phẩm của bạn.
5. Phần chốt đơn: Khuyến khích và tạo động lực mua hàng
Khi đã giải đáp hết các thắc mắc của khách hàng, hãy khuyến khích họ đưa ra quyết định mua hàng. Cách hiệu quả nhất để thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng là thông qua các ưu đãi hoặc chương trình khuyến mãi.
Bí quyết để tạo ra kịch bản tư vấn mỹ phẩm hiệu quả
Việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng và điều chỉnh kịch bản thường xuyên sẽ giúp bạn xây dựng một kịch bản tư vấn tối ưu nhất. Hãy để EZSale mách bạn bí quyết để tạo ra kịch bản tư vấn mỹ phẩm hiệu quả.
Nắm bắt xu hướng tiêu dùng và mong đợi của khách hàng
Thị trường mỹ phẩm luôn cập nhật xu hướng liên tục, do đó, kịch bản tư vấn cần cập nhật thường xuyên dựa trên các xu hướng này. Việc này giúp thu hút sự quan tâm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Sử dụng ngôn ngữ thân thiện, dễ hiểu và chuyên nghiệp
Hãy sử dụng những ngôn ngữ thân thiện, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo sự chuyên nghiệp, điều này giúp khách hàng cảm thấy gần gũi và không bị khó hiểu với những từ ngữ phức tạp.
Điều chỉnh kịch bản phù hợp cho từng loại sản phẩm mỹ phẩm: chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc tóc,…
Mỹ phẩm rất đa dạng các sản phẩm cho từng mục đích, cần điều chỉnh kịch bản sao cho phù hợp cho từng loại mỹ phẩm. Việc điều chỉnh kịch bản giúp việc tư vấn sát hơn với nhu cầu của khách hàng.
Kết luận
Bằng cách nắm bắt các xu hướng mỹ phẩm, sử dụng ngôn ngữ thân thiện và điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với từng loại mỹ phẩm sẽ giúp bạn tạo ra một kịch bản tư vấn mỹ phẩm hiệu quả. Trên đây là những thông tin chi tiết về kịch bản tư vấn mỹ phẩm mà EZSale mang đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết mà bạn đang tìm kiếm.