hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn Ezsale Ezsale

Bài 1: Nhà quản trị làm thế nào để kiểm tra năng lực đầu vào của Sale? – Series “Quản lý Sale như nào cho chuẩn?”

0
(0)

Bài 1: Nhà quản trị làm thế nào để kiểm tra năng lực đầu vào của Sale? 

Đội ngũ kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động tăng trưởng của DN. Và một đội ngũ hùng mạnh là khi nó sở hữu những cá nhân hùng mạnh. Vậy CEO/nhà quản trị phải làm thế nào để xác định năng lực, điểm mạnh/điểm yếu của mỗi Sale. Từ đó đưa ra những hướng phát triển và quản lý Sale phù hợp? 

Vậy tại sao cần kiểm tra năng lực đầu vào của Sales?

Việc kiểm tra năng lực đầu vào sẽ giúp nhà quản trị xác định chính xác khả năng mà một nhân sự có thể đảm nhận. Ví dụ:

  • Sale đã có kinh nghiệm thực chiến hay chưa. 
  • Sale sẽ phụ trách sản phẩm nào, thích hợp với phân khúc khách hàng ra sao, đánh thị trường tiềm năng hay thị trường khó nhằn
  • Sale có khả năng đảm nhận những dự án lớn không
  • Khả năng chịu đựng áp lực/stress, tính kiên trì và độ chăm chỉ
  • Cần phát huy điểm mạnh nào và khắc phục điểm yếu ở đâu?
năng lực đầu vào của Sales?

Vì sao cần kiểm tra năng lực đầu vào của Sales?

Ngoài ra, kiểm tra năng lực đầu vào của Sale còn giúp công tác đào tạo diễn ra đúng mục tiêu và phù hợp với thực trạng năng lực nhân viên hơn:

  • Một Sale là Fresher, công ty cần đào tạo chuyên sâu cả về kỹ năng, chuyên môn lẫn hiểu biết về sản phẩm. Nên công tác triển khai đào tạo những Sale này cần nhiều thời gian, nguồn lực và sự kèm cặp của nhà quản lý. 
  • Trong khi một Sale đã có kinh nghiệm dày dặn hoặc có khả năng tiếp thu nhanh chóng cùng tinh thần tự học hỏi. Thì đào tạo sẽ ít mất thời gian và chi phí hơn, chương trình đào tạo cũng đơn giản hơn rất nhiều.

Do vậy, cần xác định rõ năng lực đầu vào của từng Sale để phân loại theo nhóm công việc phù hợp. Từ đó giúp công ty tiết kiệm chi phí, thời gian quản lý Sale và dành nguồn lực đó cho những việc cần thiết hơn. Thay vì cố gắng đào tạo một nội dung mà Sale đã biết rồi.

Năng lực đầu vào của Sales ảnh hưởng như nào đến hoạt động kinh doanh?

Năng lực đầu vào của Sales ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự thành công của một doanh nghiệp. Bởi lẽ:

  • Sales là người trực tiếp làm việc với khách hàng. Thông qua việc tư vấn, trao đổi, Kh sẽ đưa ra quyết định có mua sản phẩm hay không. Sale cũng cần phải hiểu và nắm bắt nhu cầu người dùng rõ hơn bất kỳ ai. Nên nếu không có năng lực, việc khai thác insight sẽ trở nên khó khăn và nó làm cản trở  doanh số tăng trưởng.
  • Ngoài ra, Sale còn là bộ mặt của một công ty. Họ đại diện cho công ty để trao đổi với khách hàng, hay nói cách khác, Sale đang thực hiện cả hoạt động phân phối thương hiệu đến khách hàng. Nên hình ảnh công ty tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của Sale.

Năng lực của nhân viên Sale có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp

  • Bên cạnh đó, một Sale có năng lực sẽ đem về rất nhiều giá trị cho công ty. Công ty có bán được hàng hay không, ngoài đầu tư Marketing thì vai trò của Sale là không thể thiếu. Nên năng lực đầu vào của Sale phản ánh họ có phù hợp với đặc điểm công việc. Và có thể mang doanh số về cho công ty không.

Một Sale không được test đầu vào cẩn thận, không có năng lực, làm việc thiếu chuyên nghiệp sẽ gây tổn thất nặng nề cho công ty. Khách hàng không những không mua mà hình ảnh về công ty còn bị xấu đi trong mắt khách hàng. Nghiêm trọng hơn, cả thương hiệu và uy tín doanh nghiệp đều sẽ mất đi theo sự thiếu sót của nhân viên đó. 

Dưới đây sẽ là 3 cách để kiểm tra năng lực đầu vào của Sale:

1. Đào tạo kiến thức chuyên môn về sản phẩm

Để Sale có thể làm tốt việc của mình, đầu tiên nhà quản lý Sale cần tổ chức các buổi đào tạo kiến thức về sản phẩm mà công ty đang kinh doanh. Mỗi sản phẩm đều có thị trường riêng, giá cả và đặc điểm khác nhau. Do vậy, khả năng am hiểu sản phẩm nhanh chóng cũng phản ánh năng lực của Sale.

Song, nhà quản lý Sale cần cung cấp những tài liệu và bài test kiến thức sản phẩm để biết được Sale đã thực sự hiểu thứ mình sắp bán là gì chưa. Từ đó mới có thể tự tin tư vấn và trao đổi với khách hàng.

Thông qua đào tạo về kiến thức sản phẩm, nhà quản trị hoàn toàn có thể đánh giá bước đầu về năng lực của Sale. Một Sale tiếp thu nhanh, nắm bắt thông tin nhạy bén, trí nhớ tốt, ghi chép cẩn thận,…là những Sale tiềm năng.

Đào tạo kiến thức chuyên môn về sản phẩm

Đào tạo kiến thức chuyên môn về sản phẩm

2. Kiểm tra năng lực qua các cuộc gọi với khách hàng

Vì Sale cần phải trao đổi với khách hàng qua điện thoại rất nhiều. Nên test năng lực đầu vào qua cuộc gọi là cách làm thực tế nhất. 

CEO nên để nhà quản lý kèm Sale gọi trong 5 – 10 cuộc đầu để đánh giá kỹ năng và kiến thức chuyên môn mà Sale đang có. Sau đó Sale sẽ thực hiện nghiệp vụ của mình để chào hàng và giới thiệu sản phẩm. Đồng thời thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình một cách tự nhiên và chuyên nghiệp nhất. 

CEO và nhà quản trị sẽ tiến hành đánh giá nhân viên Sale thông qua kết quả cuộc gọi. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có tiêu chuẩn riêng để đánh giá, tuy nhiên có thể tham khảo những tiêu chí sau:

  • Sale có đi đúng kịch bản mà doanh nghiệp yêu cầu hay không? Có giới thiệu thành công sản phẩm của công ty?
  • Sale đã xin được những thông tin cần thiết để khai thác insight khách hàng hay chưa? 
  • Giọng điệu và tác phong trao đổi có thể hiện sự tự tin hay chuyên nghiệp không? Còn vấp váp ở đâu và cần phải điều chỉnh như nào?

Dựa trên kết quả đạt được sau khi đã đối chiếu những tiêu chí trên, nhà quản trị có thể đánh giá năng lực đầu vào của Sale đó. 

3. Tổ chức các buổi kiểm tra năng lực đầu vào 

Để đánh giá năng lực đầu vào của nhân viên Sale. Thực hiện một buổi kiểm tra về sản phẩm và kỹ năng sale là cách mà hầu hết mọi doanh nghiệp đều dùng. Công ty có thể thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận tùy vào nhu cầu của mình. Tuy nhiên cách này khá mất thời gian và phức tạp về thủ tục, giấy tờ, Sale cũng bị động hơn rất nhiều.

test đầu vào nhân viên sale

Vậy có giải pháp nào tích hợp cả 3 cách trên giúp CEO/nhà quản lý dễ dàng kiểm tra năng lực đầu vào của nhân viên Sale?

Hiện nay, EZSale đang cung cấp đến các doanh nghiệp Hệ thống CRM tích hợp tổng đài. Đây là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong việc test năng lực đầu vào của Sale cũng như tình trạng làm việc hàng ngày của nhân viên. CRM giúp công ty tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo. Giúp cả quản trị và nhân viên đều chủ động hơn rất nhiều.

  • Đào tạo kiến thức chuyên môn về sản phẩm

CRM của EZSale cung cấp tính năng “Đào tạo”. Nó cho phép DN tạo các lớp học bao gồm tài liệu văn bản và video. Sale có thể học trên đó bất cứ lúc nào. Tính năng này giúp Sale rèn tính chủ động, tự học hỏi. Trau dồi kiến thức về sản phẩm, kỹ năng mà không cần phụ thuộc vào ai. Người quản trị cũng tiết kiệm thời gian để tập trung cho những việc quan trọng hơn.

Đào tạo kiến thức chuyên môn về sản phẩm

Khả năng tự học hỏi và trau dồi là rất cần thiết đối với một Sale tiềm năng. Một người tự học vẫn có kết quả tốt thì người đó có tinh thần cầu tiến trong công việc. Đây đều là những tố chất cần có ở một Sale tiềm năng. Do vậy, nhờ tính năng này mà CEO/ nhà quản trị hoàn toàn có thể đánh giá được tổng quát năng lực của Sale đó.

  •  Kiểm tra năng lực qua các cuộc gọi với khách hàng

Với CRM của EZSale cùng tính năng “Nghe lại ghi âm cuộc gọi”. Nhà quản trị không cần ngồi kèm cặp thường xuyên bên Sale mà vẫn dễ dàng biết kỹ năng Telesale của họ. 

Tính năng này giúp nhà quản trị có thể nghe lại rất nhiều cuộc gọi của Sale mà vẫn chủ động thời gian. Đồng thời việc nghe lại giúp CEO đánh giá kỹ càng hơn về điểm mạnh, điểm yếu khi Sale trao đổi. Từ đó cải thiện và phát huy nhằm nâng cao năng lực giúp nhân viên.

Kiểm tra năng lực qua các cuộc gọi với khách hàng

Kiểm tra năng lực qua các cuộc gọi với khách hàng

Ngoài ra, tính năng “Nghe lại cuộc gọi” còn giúp Sale chủ động tự cải thiện kỹ năng của mình. Bằng việc nghe đi nghe lại các cuộc gọi mình đã thực hiện, từ đó theo dõi tiến trình thay đổi của bản thân.  

  • Tổ chức kiểm tra năng lực đầu vào

Nếu như trước kia doanh nghiệp phải cồng kềnh các loại giấy tờ cho những bài Test. Thì giờ đây, hoạt động này trở nên cực kỳ đơn giản và thuận lợi với tính năng “Kiểm tra” trong CRM của EZSale.

Nhân viên dễ dàng thực hiện các bài test theo hình thức trắc nghiệm ngay trên điện thoại/ máy tính. Kết quả trả về tức thì. Hình thức này không những tiết kiệm chi phí tổ chức các buổi kiểm tra. Mà thời gian thực hiện cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều. Tạo ra sự chủ động nhất định cho cả Sale và CEO/nhà quản trị. 

Thông qua bài viết trên, hi vọng với 3 cách kiểm tra năng lực đầu vào của Sales. DN có thể xác định được cách phù hợp với nguồn lực của mình. Kết hợp với sử dụng Hệ thống CRM của EZSale. Công ty chọn lọc được những nhân viên xuất sắc và hướng quản lý Sale có hiệu quả hơn. 

Để gia tăng hiệu suất làm việc cho phòng kinh doanh và hỗ trợ CEO quản lý Sale tốt hơn. Liên hệ ngay đến EZSale để nhận những giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn!

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

As you found this post useful...

Follow us on social media!