FREE 8 Mẫu Kịch Bản Telesale Ngân Hàng Từng Case Hiệu Quả
Kịch bản telesale đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động tư vấn và bán hàng của doanh nghiệp. Đối với ngành đặc thù như tài chính ngân hàng, việc có một kịch bản telesale ngân hàng lại càng cần thiết. Hãy cùng EZSale tìm hiểu ngay những mẫu kịch bản telesale ngân hàng giúp thuyết phục mọi khách hàng.
Tầm quan trọng của kịch bản telesale ngân hàng
Kịch bản telesale như cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, dưới đây là một số tầm quan trọng của kịch bản telesale ngân hàng:
Tạo ấn tượng tốt đầu tiên tới khách hàng: Môi trường ngân hàng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc tạo được ấn tượng tốt ngay lần đầu tiên sẽ giúp khách hàng có quyết định sử dụng dịch vụ của ngân hàng hay không. Kịch bản telesale ngân hàng sẽ giúp tư vấn viên trình bày một cách rõ ràng, chuyên nghiệp tới khách hàng.
- Hiểu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng: Kịch bản tốt sẽ có các câu hỏi để khám phá mong muốn của khách, giúp ngân hàng cung cấp sản phẩm phù hợp.
- Giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi : Kịch bản hỗ trợ nhân viên telesale tập trung vào mục tiêu, từ đó tăng khả năng chốt sale. Doanh nghiệp cũng nắm bắt thêm các nhu cầu phát sinh thêm của khách hàng.
- Quản lý thời gian tốt : Có kịch bản hiệu quả giúp người gọi quản lý thời gian một cách tốt hơn. Đảm bảo mỗi cuộc gọi đều đạt những mục tiêu đề ra mà không gây mất thời gian của khách hàng lẫn nhân viên.
- Tạo sự nhất quán trong giao tiếp: Có kịch bản sẽ giúp các nhân viên telesale truyền đạt thông điệp tới khách hàng một cách nhất quán, đồng đều, dễ dàng kiểm soát. Giúp xây dựng một thương hiệu tin cậy.
Trong quản lý ngân hàng hiện đại, phát triển kịch bản telesale là yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh, giúp cải thiện giao tiếp và củng cố mối quan hệ với khách hàng.
8 mẫu kịch bản telesale ngân hàng từng trường hợp
Để có thể giúp bạn đọc hình dung rõ nhất về các kịch bản telesale ngân hàng, EZSale mang đến cho bạn mẫu 3 kịch bản telesale ngân hàng để bạn đọc có thể tham khảo.
Kịch bản telesale mở tài khoản ngân hàng
Để có thể thuyết phục thành công khách hàng mở tài khoản ngân hàng, trong quá trình tư vấn, bạn phải làm nổi bật những lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ. Dưới đây là kịch bản mẫu bạn có thể tham khảo:
Telesale: “Chào Anh/ Chị, em là [Tên nhân viên], nhân viên tư vấn của Ngân hàng [Tên ngân hàng]. Em gọi đến cho mình để giới thiệu về chương trình mở tài khoản online miễn phí bên em với nhiều lợi ích và ưu đãi hấp dẫn mà ngân hàng em đang triển khai ạ. Anh/ Chị có thể cho em xin vài phút để nói về chương trình này được không ạ?”
Telesale: “Vâng, chương trình mở tài khoản online miễn phí dành cho khách hàng mới của bên em có rất nhiều ưu đãi, bao gồm những ưu đãi như [Liệt kê lợi ích và ưu đãi]. Với tài khoản này, Anh/ Chị có thể sử dụng để [Gửi tiết kiệm/chuyển khoản/ thanh toán hóa đơn/rút tiền tại ATM…]. Ngoài ra, thủ tục mở tài khoản cũng cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Anh/ Chị có thể thực hiện đăng ký tài khoản qua website của bên em và sau X ngày làm việc, bên em sẽ gửi chuyển phát nhanh thẻ cứng cho Anh/ Chị. Một lát nữa em sẽ gửi đường link đăng ký đến cho mình qua Zalo số điện thoại này hoặc tài khoản gmail của Anh/ Chị nhé ạ.”
Telesale: “Dạ vâng, cảm ơn Anh/ Chị vì đã dành thời gian để nghe em tư vấn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề gì trong quá trình đăng ký tài khoản, Anh/ Chị có thể liên hệ lại với em qua Zalo hoặc số điện thoại này, em sẽ hỗ trợ hết mình ạ. Em xin phép được kết thúc cuộc gọi tại đây ạ. Chúc Anh/ Chị một ngày tốt lành.”
Kịch bản giới thiệu sản phẩm vay tiêu dùng cá nhân
Tình huống: Nhân viên gọi để giới thiệu khoản vay tiêu dùng cá nhân cho khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm này.
Kịch bản chi tiết:
Telesale: “Chào anh/chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên] từ [Tên ngân hàng]. Em thấy anh/chị gần đây có quan tâm về các sản phẩm tài chính, không biết anh/chị có đang có nhu cầu vay một khoản để phục vụ chi tiêu cá nhân không ạ? Hiện tại, bên em đang có gói vay với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn. Em có thể tư vấn thêm cho anh/chị một chút được không ạ?”
Trường hợp 1: Khách hàng quan tâm và hỏi về lãi suất
Khách hàng: “Vay tiêu dùng thì lãi suất bao nhiêu em? Có thủ tục gì phức tạp không?”
Telesale: “Dạ, với gói vay tiêu dùng hiện tại, bên em áp dụng mức lãi suất chỉ từ [X]%/năm, anh/chị có thể vay tối đa đến [Số tiền tối đa]. Thủ tục cũng khá đơn giản, chỉ cần CMND/CCCD và giấy tờ chứng minh thu nhập. Ngoài ra, bên em còn hỗ trợ khách hàng nộp hồ sơ trực tuyến nên anh/chị không cần đến ngân hàng đâu ạ. Em gửi thêm thông tin chi tiết cho anh/chị qua email hoặc tin nhắn nhé?”
Trường hợp 2: Khách hàng chưa thực sự tin tưởng hoặc e ngại về các chi phí phát sinh
Khách hàng: “Thủ tục đơn giản thì nói thế thôi, nhưng thường là sẽ có thêm các phí ẩn phải không em?”
Telesale: “Dạ, đúng là khi vay có một số phí quản lý khoản vay nhưng tất cả đều được liệt kê rõ ràng trong hợp đồng để anh/chị xem xét trước khi ký. Em cũng sẽ hỗ trợ anh/chị kiểm tra lại toàn bộ thông tin để đảm bảo minh bạch nhất. Nếu anh/chị có nhu cầu, bên em sẽ giúp mình tính toán chi phí cụ thể trước khi nộp hồ sơ. Anh/chị thấy vậy có hợp lý không ạ?”
Trường hợp 3: Khách hàng cần thêm thời gian suy nghĩ
Khách hàng: “Anh/chị cần suy nghĩ thêm một chút đã nhé, chưa chắc chắn lắm.”
Telesale: “Dạ, hoàn toàn hiểu mà anh/chị. Vay tiêu dùng là quyết định tài chính lớn, cần cân nhắc kỹ. Em xin phép gửi tài liệu thông tin chi tiết về gói vay qua email để anh/chị tham khảo thêm, nếu cần tư vấn gì thêm, anh/chị cứ liên hệ với em hoặc em sẽ gọi lại sau một thời gian để kiểm tra lại thông tin ạ.”
Kịch bản giới thiệu thẻ tín dụng cho khách hàng trẻ
Tình huống: Khách hàng là người trẻ tuổi, mới đi làm và chưa có nhiều kinh nghiệm về thẻ tín dụng.
Kịch bản chi tiết:
Telesale: “Chào anh/chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên] từ [Tên ngân hàng]. Anh/chị đã nghe đến các tiện ích của thẻ tín dụng chưa ạ? Bên em đang có chương trình mở thẻ miễn phí năm đầu và tặng điểm thưởng khi mở thẻ lần đầu nữa đó anh/chị.”
Trường hợp 1: Khách hàng muốn biết thêm về các quyền lợi của thẻ tín dụng
Khách hàng: “Thẻ tín dụng có những quyền lợi gì nhỉ?”
Telesale: “Dạ, thẻ tín dụng cho phép mình chi tiêu trước, trả sau, rất tiện cho việc mua sắm và du lịch. Ngoài ra, khi dùng thẻ, anh/chị sẽ được hưởng ưu đãi giảm giá và hoàn tiền lên đến [X]% tại các đối tác lớn của ngân hàng như siêu thị, rạp chiếu phim, và các cửa hàng online. Thậm chí có chương trình trả góp 0% lãi suất ở một số điểm nữa ạ. Đặc biệt là nếu thanh toán đầy đủ trước ngày đến hạn, mình sẽ không phải trả thêm tiền lãi.”
Trường hợp 2: Khách hàng lo lắng về việc chi tiêu quá mức và phí phát sinh
Khách hàng: “Anh/chị sợ dùng thẻ tín dụng sẽ dễ chi tiêu quá tay, có lúc không kiểm soát được.”
Telesale: “Em hoàn toàn hiểu lo ngại của anh/chị. Bên em có dịch vụ nhắc nhở chi tiêu, có thể giúp mình kiểm soát số tiền đã chi tiêu qua tin nhắn, và anh/chị có thể cài đặt hạn mức tín dụng ban đầu để tránh chi tiêu quá tay. Với thẻ này, mình còn được miễn lãi đến [Số ngày miễn lãi] ngày, nên nếu thanh toán trong thời gian đó, mình sẽ không bị tính lãi. Em có thể hỗ trợ anh/chị cài đặt ngay mức chi tiêu phù hợp khi mở thẻ nhé?”
Trường hợp 3: Khách hàng cần thêm thời gian để quyết định
Khách hàng: “Để anh/chị suy nghĩ thêm đã nhé, cũng hơi ngại.”
Telesale: “Dạ, em hiểu. Quyết định mở thẻ cũng cần cân nhắc kỹ. Em xin phép gửi thêm thông tin chi tiết qua email hoặc tin nhắn để anh/chị tham khảo. Nếu cần hỗ trợ gì thêm, anh/chị có thể liên hệ với em. Em sẽ giữ chương trình ưu đãi này để khi nào anh/chị sẵn sàng là mình đăng ký luôn nhé!”
Kịch bản tư vấn bảo hiểm nhân thọ liên kết ngân hàng
Tình huống: Khách hàng là người đã lập gia đình và muốn bảo vệ tài chính cho gia đình.
Kịch bản chi tiết:
Telesale: “Chào anh/chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên] từ [Tên ngân hàng]. Em thấy anh/chị có tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ gần đây, không biết anh/chị đã chọn được sản phẩm phù hợp chưa ạ? Bên em đang có gói bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư, vừa bảo vệ tài chính cho gia đình mình, vừa tích lũy sinh lời cho tương lai.”
Trường hợp 1: Khách hàng muốn biết quyền lợi chi tiết của bảo hiểm
Khách hàng: “Bảo hiểm nhân thọ này quyền lợi ra sao em? Có tích lũy không?”
Telesale: “Dạ, gói này có quyền lợi bảo vệ toàn diện trước những rủi ro về sức khỏe và tai nạn, với mức bảo vệ lên đến [X tỷ]. Ngoài ra, còn tích lũy đầu tư sinh lời từ các quỹ liên kết với ngân hàng. Ví dụ, mỗi năm anh/chị có thể nhận được [X%] lãi suất từ khoản tiền bảo hiểm đã đóng. Em có thể tư vấn thêm cho mình để chọn mức bảo vệ phù hợp không ạ?”
Trường hợp 2: Khách hàng e ngại về mức phí đóng hàng tháng
Khách hàng: “Anh/chị lo mức phí đóng hàng tháng cao quá, chưa chắc chi trả nổi.”
Telesale: “Em hiểu ạ. Bên em có nhiều mức đóng linh hoạt, bắt đầu từ [Số tiền thấp nhất] mỗi tháng thôi ạ. Anh/chị có thể chọn mức phí hợp lý nhất với thu nhập, mà vẫn bảo vệ tài chính cho gia đình. Nếu cần, mình có thể chọn gói thấp nhất để bắt đầu rồi tăng dần mức đóng sau này khi điều kiện tốt hơn. Anh/chị thấy vậy có phù hợp không ạ?”
Trường hợp 3: Khách hàng phân vân và muốn tham khảo thêm ý kiến từ người thân
Khách hàng: “Anh/chị muốn bàn thêm với người nhà đã, để quyết định sau nhé.”
Telesale: “Dạ, em hoàn toàn hiểu anh/chị muốn tham khảo thêm để yên tâm hơn. Em sẽ gửi các tài liệu chi tiết qua email để anh/chị có thêm thông tin trao đổi với người thân. Bất cứ lúc nào anh/chị có câu hỏi thêm, em sẽ sẵn lòng hỗ trợ ngay ạ.”
Dịch vụ thuê ngoài Telesale Online, Onsite của EZSale sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 40% chi phí Telesale nội bộ, với:
- Có ngay đội ngũ Telesales trong vòng 7 ngày được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm
- Linh động về số lượng và thời gian sử dụng
- Không mất chi phí và thời gian tuyển dụng, đào tạo
- Giảm rủi ro cho doanh nghiệp khi thử nghiệm hình thức bán hàng mới chỉ từ 4.900 đồng/cuộc gọi thành công
Đặc biệt:
- Test call, duyệt trước gọi
- Chỉ tính phí cho cuộc gọi >10s
- Hỗ trợ xây dựng, chỉnh sửa kịch bản Telesale tối ưu nhất!
Liên hệ ngay với EZSale qua số hotline 098 154 9988, để lại số điện thoại bên dưới để nhận tư vấn dịch vụ Telesale ngay lập tức!
Kịch bản gia hạn khoản vay tiêu dùng
Tình huống: Khách hàng có khoản vay tiêu dùng gần đến hạn, và ngân hàng muốn hỗ trợ gia hạn để giảm áp lực tài chính cho khách hàng.
Kịch bản chi tiết:
Telesale: “Chào anh/chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên] từ [Tên ngân hàng]. Em thấy khoản vay tiêu dùng của anh/chị sắp đến hạn. Bên em hiện có chương trình hỗ trợ gia hạn, giúp giảm áp lực thanh toán hàng tháng. Anh/chị có muốn em hỗ trợ mình thêm về chương trình này không ạ?”
Trường hợp 1: Khách hàng quan tâm nhưng lo ngại về phí gia hạn
Khách hàng: “Gia hạn có tốn phí không em? Có tăng thêm lãi suất không?”
Telesale: “Dạ, bên em chỉ tính phí gia hạn rất nhỏ để hỗ trợ thủ tục, không đáng kể so với khoản vay. Phần lãi suất có thể sẽ điều chỉnh nhẹ, nhưng chắc chắn sẽ thấp hơn lãi suất vay mới, giúp anh/chị giảm được khoản trả góp hàng tháng đáng kể. Em có thể gửi thông tin chi tiết phí và hỗ trợ tính toán lại số tiền trả mỗi tháng để anh/chị yên tâm hơn nhé?”
Trường hợp 2: Khách hàng không muốn gia hạn và cân nhắc trả nợ sớm
Khách hàng: “Anh/chị đang tính sẽ cố trả dứt điểm luôn, không muốn gia hạn thêm.”
Telesale: “Dạ, nếu anh/chị muốn thanh toán dứt điểm thì em sẽ hỗ trợ anh/chị thủ tục và kiểm tra các khoản phí nếu có nhé. Tuy nhiên, nếu thời gian tài chính của anh/chị hiện còn hơi căng, bên em vẫn khuyến nghị phương án gia hạn để giảm bớt áp lực ngay lúc này. Em có thể hỗ trợ thêm bất kỳ lúc nào, anh/chị chỉ cần gọi em nhé.”
Trường hợp 3: Khách hàng cần cân nhắc thêm vì chưa rõ tài chính cá nhân
Khách hàng: “Để anh/chị xem lại tài chính cá nhân đã, sau đó quyết định có gia hạn không.”
Telesale: “Dạ, em hiểu. Em sẽ tạm gửi thông tin chi tiết về chương trình gia hạn để anh/chị tham khảo thêm, trong đó có cả bảng tính mới để anh/chị so sánh và quyết định. Nếu anh/chị có bất kỳ thắc mắc nào, em sẽ luôn sẵn lòng giải đáp ạ.”
Kịch bản nhắc nhở thanh toán thẻ tín dụng
Tình huống: Khách hàng có dư nợ thẻ tín dụng sắp đến hạn thanh toán, nhân viên gọi để nhắc nhở lịch thanh toán nhằm tránh phát sinh lãi.
Kịch bản chi tiết:
Telesale: “Chào anh/chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên] từ [Tên ngân hàng]. Em muốn nhắc anh/chị một chút là khoản thanh toán thẻ tín dụng sẽ đến hạn vào ngày [Ngày đến hạn] sắp tới. Để tránh phí và lãi suất, anh/chị có thể thanh toán trước ngày này nhé.”
Trường hợp 1: Khách hàng quên lịch thanh toán và cảm ơn vì lời nhắc
Khách hàng: “Ồ, cảm ơn em nhé, anh/chị quên mất. Để anh/chị thanh toán ngay.”
Telesale: “Dạ, nếu anh/chị có thể thanh toán sớm, bên em rất cảm ơn. Anh/chị cũng có thể dùng app ngân hàng hoặc chuyển khoản trực tuyến để thanh toán nhanh chóng mà không cần phải ra ngân hàng. Nếu cần hỗ trợ thêm về cách thanh toán, anh/chị chỉ cần gọi em nhé!”
Trường hợp 2: Khách hàng gặp khó khăn về tài chính và không thể thanh toán đúng hạn
Khách hàng: “Anh/chị đang gặp khó khăn, chưa thu xếp đủ tiền để thanh toán ngay.”
Telesale: “Dạ, nếu anh/chị cần thêm thời gian, em sẽ hỗ trợ tư vấn các phương án giúp giảm áp lực tài chính. Ví dụ, anh/chị có thể thanh toán tối thiểu trước để tránh bị phạt, rồi sau đó khi thuận tiện sẽ thanh toán phần còn lại. Em sẽ luôn ở đây hỗ trợ bất cứ khi nào anh/chị cần nhé.”
Trường hợp 3: Khách hàng có thắc mắc về khoản thanh toán tối thiểu
Khách hàng: “Thanh toán tối thiểu là sao em? Có phải trả lãi nếu chỉ thanh toán tối thiểu không?”
Telesale: “Dạ, thanh toán tối thiểu là khoản tiền nhỏ nhất mà anh/chị cần trả trong kỳ để không bị phạt trễ hạn. Tuy nhiên, phần dư nợ còn lại sẽ bị tính lãi suất bình thường cho đến khi anh/chị thanh toán hết. Đây là cách giúp anh/chị tránh các khoản phí phạt trước mắt. Anh/chị có thể liên hệ với em để tính toán cụ thể nhé.”
Kịch bản giới thiệu sản phẩm tiết kiệm cho khách hàng lớn tuổi
Tình huống: Khách hàng lớn tuổi muốn gửi tiết kiệm nhưng lo ngại về lãi suất và tính an toàn.
Kịch bản chi tiết:
Telesale: “Chào cô/chú [Tên khách hàng], cháu là [Tên nhân viên] từ [Tên ngân hàng]. Hiện tại, bên cháu có gói tiết kiệm an toàn với lãi suất cố định rất phù hợp. Không biết cô/chú đã có kế hoạch gửi tiết kiệm dài hạn chưa ạ?”
Trường hợp 1: Khách hàng muốn biết thêm về kỳ hạn và lãi suất cụ thể
Khách hàng: “Lãi suất bao nhiêu cháu nhỉ? Cô/chú muốn gửi dài hạn nhưng chưa rõ có được lợi gì không.”
Telesale: “Dạ, với kỳ hạn [X tháng] trở lên, cô/chú sẽ nhận được lãi suất ổn định từ [Y]%/năm và sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự biến động thị trường. Ngoài ra, nếu có nhu cầu rút trước hạn, mình vẫn nhận được lãi suất cho số ngày thực gửi. Bên cháu còn có dịch vụ rút lãi hàng tháng giúp cô/chú có thêm thu nhập đều đặn nữa đấy ạ.”
Trường hợp 2: Khách hàng lo ngại về rủi ro gửi tiết kiệm trong thời gian dài
Khách hàng: “Cô/chú cũng ngại gửi dài, sợ có lúc cần tiền mà lại không rút được.”
Telesale: “Dạ, cô/chú yên tâm ạ. Với sản phẩm này, ngân hàng luôn có phương án hỗ trợ khi cô/chú cần tiền gấp. Mình có thể rút trước hạn và vẫn được hưởng lãi suất, hoặc có thể chọn kỳ hạn ngắn hơn để linh hoạt hơn. Cháu cũng sẽ hỗ trợ cô/chú kiểm tra các gói tiết kiệm kỳ hạn ngắn phù hợp với tình hình tài chính.”
Trường hợp 3: Khách hàng muốn có thêm thời gian suy nghĩ
Khách hàng: “Để cô/chú suy nghĩ thêm, rồi sẽ quyết định sau nhé.”
Telesale: “Dạ, cháu hoàn toàn hiểu ạ. Cháu xin phép gửi tài liệu về lãi suất và các ưu đãi qua email hoặc bưu điện để cô/chú tham khảo kỹ hơn. Nếu cần hỗ trợ gì thêm, cô/chú cứ gọi lại cho cháu bất cứ lúc nào ạ. Cháu chúc cô/chú có quyết định hài lòng nhất!”
Kịch bản gọi lại chăm sóc khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm vay
Tình huống: Khách hàng đã từng tìm hiểu về sản phẩm vay của ngân hàng nhưng chưa hoàn tất thủ tục.
Kịch bản chi tiết:
Telesale: “Chào anh/chị [Tên khách hàng], em là [Tên nhân viên] từ [Tên ngân hàng]. Trước đây, anh/chị có quan tâm đến sản phẩm vay tiêu dùng của bên em, không biết anh/chị đã có quyết định chưa ạ? Hiện tại, bên em đang có ưu đãi lãi suất cực kỳ thấp trong tháng này đó anh/chị.”
Trường hợp 1: Khách hàng muốn nghe thêm về ưu đãi lãi suất
Khách hàng: “Lãi suất hiện tại bao nhiêu em? Có giảm nhiều không?”
Telesale: “Dạ, trong tháng này, bên em đang có ưu đãi lãi suất chỉ từ [X]%/năm, mức lãi suất này thấp hơn rất nhiều so với thông thường. Nếu anh/chị hoàn tất thủ tục sớm, mình sẽ được áp dụng ngay mức lãi suất ưu đãi. Em sẽ hỗ trợ anh/chị chuẩn bị hồ sơ nhanh gọn để tận dụng ưu đãi này nhé?”
Trường hợp 2: Khách hàng vẫn còn phân vân về điều kiện và thủ tục
Khách hàng: “Anh/chị cũng hơi ngại vì thủ tục vay thường rắc rối.”
Telesale: “Dạ, em hiểu tâm lý này mà anh/chị. Bên em đã đơn giản hóa hồ sơ rồi ạ. Hiện chỉ cần anh/chị có CMND và chứng minh thu nhập, là em có thể hỗ trợ mình vay ngay trong vòng 24 giờ. Em sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước để anh/chị không phải lo lắng gì cả. Mình có thể bắt đầu với bước đầu tiên là nộp thông tin cơ bản qua email nhé?”
Trường hợp 3: Khách hàng quyết định không vay nữa
Khách hàng: “Anh/chị suy nghĩ lại rồi, chắc không vay nữa.”
Telesale: “Dạ, em rất tôn trọng quyết định của anh/chị. Nếu sau này anh/chị cần hỗ trợ về bất kỳ sản phẩm tài chính nào khác, anh/chị cứ liên hệ em nhé. Em sẽ lưu lại thông tin của anh/chị để khi có ưu đãi tốt hơn, em sẽ chủ động thông báo ạ.”
Tiết kiệm 40% chi phí với Dịch Vụ Telesales Thuê Ngoài® kinh nghiệm >06 tháng, chỉ tính cuộc gọi >10s, On-job trong vòng 7 ngày!
5 bước xây dựng kịch bản telesale ngân hàng hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu
Trước khi bắt tay vào việc xây dựng kịch bản telesale ngân hàng, cần xác định rõ mục tiêu của kịch bản là gì để tránh gây lan man, thiếu chuyên nghiệp với khách hàng.
Ví dụ:
- Giới thiệu sản phẩm/giới thiệu sản phẩm mới.
- Khảo sát khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình và xu hướng phát triển của ngành. Đồng thời, xác định những cơ hội, thách thức trong thời điểm hiện tại và tương lai để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Bạn cũng có thể nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh với mình xem trong lĩnh vực này họ đang triển khai như thế nào, phân tích điểm mạnh, điểm yếu. Qua đó rút ra kết luận để tìm ra hướng triển khai cho doanh nghiệp mình.
Bước 3: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Việc hiểu rõ khách hàng sẽ giúp bạn xây dựng được kịch bản telesale ngân hàng hiệu quả.
Một số thông tin bạn cần nghiên cứu về khách hàng gồm:
- Hiểu rõ đối tượng khách hàng: độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích, hành vi.
- Xác định nhu cầu tài chính và mong muốn của khách hàng.
Sau khi đã nắm rõ các thông tin về khách hàng, bạn cần phân loại chúng theo các nhóm nhu cầu để xây dựng nội dung tư vấn phù hợp.
Bước 4: Xây dựng nội dung kịch bản
Một kịch bản telesale ngân hàng tiêu chuẩn cần có những nội dung sau:
- Mở đầu: chào hỏi, giới thiệu về bản thân và công ty một cách ngắn gọn và rõ ràng.
- Đặt câu hỏi và lắng nghe: khảo sát về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, lắng nghe cẩn thận và ghi chú các thông tin quan trọng.
- Giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ: nêu bật lợi ích chính của sản phẩm/dịch vụ dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng, nên sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, tránh từ ngữ chuyên ngành.
- Xử lý phản hồi của khách hàng: chuẩn bị sẵn các phản hồi cho những lo ngại hoặc phản đối thường gặp của khách hàng, sử dụng kỹ năng thuyết phục và đàm phán để giải quyết vấn đề của khách hàng một cách tích cực.
- Lời kêu gọi hành động.
- Kết thúc cuộc gọi: gửi lời cảm ơn và bày tỏ mong muốn được hợp tác với khách hàng.
Bước 5: Theo dõi và đánh giá
Sau khi kết thúc cuộc gọi với khách hàng, hãy ghi chép cẩn thận thông tin và phản hồi từ khách hàng sau mỗi cuộc gọi. Qua đó đánh giá hiệu quả của kịch bản dựa trên tỷ lệ chuyển đổi, doanh số bán hàng cũng như mức độ hài lòng của khách hàng và điều chỉnh khi cần thiết.
Đặc điểm tâm lý khách hàng khi nhận cuộc gọi telesale ngân hàng
Tâm lý chung của khách hàng
Thông thường, khi nhận được các cuộc gọi telesale, khách hàng sẽ cảm thấy:
- Bất ngờ hoặc phiền toái: nhiều khách hàng có thể cảm thấy bất ngờ hoặc thậm chí bị phiền toái bởi cuộc gọi không mong muốn, nhất là khi cuộc gọi đến vào thời điểm bận rộn hoặc không thuận tiện.
- Thận trọng và hoài nghi về cuộc gọi: hiện nay, tình trạng lừa đảo qua các cuộc gọi ngày càng gia tăng khiến khách hàng thiếu niềm tin vào các cuộc gọi tư vấn.
- Thờ ơ: một số khách hàng không hứng thú với dịch vụ mà bạn đang tư vấn.
Cách giải quyết vấn đề
Để giải quyết những bài toán trên, bạn có thể tham khảo một số tips sau đây:
- Luôn luôn thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với khách hàng.
- Lắng nghe kỹ nhu cầu của khách hàng.
- Tôn trọng thời gian và quyền riêng tư của khách hàng.
- Cung cấp thông tin một cách rõ ràng, tránh việc thông tin lập lờ khiến khách hàng hoài nghi.
- Tôn trọng quyết định của khách hàng, không gây áp lực khiến họ cảm thấy không thoải mái.
Tăng hiệu quả Telesale Ngân hàng với phần mềm CRM của EZSale
Để tăng hiệu quả telesale, bạn cần thêm sự hỗ trợ bởi các phần mềm CRM. Hệ thống CRM + Tổng đài của EZSale sẽ giúp bạn quản lý khách hàng, quản lý Sales, cuộc gọi và CSKH – tất cả chỉ trong một ứng dụng duy nhất. Chỉ từ 135k/user/tháng, bạn sẽ nhận được:
- Đồng nhất thông tin khách hàng trên các kênh bán hàng.
- Quản lý và phân loại khách hàng tự động theo điều kiện
- Quản lý cuộc gọi và tin nhắn của Sale (Zalo, Facebook,…)
- Báo cáo vị trí linh hoạt (sale thị trường)
- Chăm sóc khách hàng tự động
- Cung cấp báo cáo và thống kế trực quan
- Mã hoá, bảo mật thông tin khách hàng
Với những tính năng nổi bật trên, phần mềm CRM của EZSale giúp các doanh nghiệp tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng và nâng cao hiệu quả của các chiến dịch telesale.
Để lại thông tin bên dưới để dùng thử phần mềm CRM của EZSale miễn phí trong 3 ngày!
Kết luận
Trên đây là tất cả các thông tin khi bạn cần xây một kịch bản telesale ngân hàng. Hy vọng với những thông tin có trong bài, bạn đọc đã nắm được cách để xây dựng một kịch bản telesale ngân hàng hiệu quả, giúp thu hút sự chú ý của khách hàng.