Review 10+ Phần Mềm CRM Tốt Nhất Hiện Nay 2024
Trên thị trường công nghệ Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều phần mềm CRM tốt, giúp đáp ứng nhu cầu tối ưu quản lý khách hàng và hiệu quả kinh doanh. Trong số đó nổi lên một số phần mềm được đánh giá cao không kém nước ngoài. Cùng tìm hiểu những phần mềm CRM tốt nhất hiện nay tại Việt Nam!
I. 5 Phần Mềm CRM Tốt Nhất Hiện Nay tại Việt Nam
Phần mềm Amis CRM
AMIS CRM là một giải pháp quản lý bán hàng được phát triển và cung cấp bởi công ty cổ phần MISA. Được đánh giá là một trong những phần mềm CRM tốt nhất tại Việt Nam.
- Quản lý thông tin khách hàng tập trung
- Quản lý hiệu quả đội ngũ bán hàng
- Quản lý bán hàng
- Quản lý marketing, chăm sóc khách hàng
Chi phí: gói 10 người dùng, 800,000 – 1,200,000 vnđ/tháng.
Ưu điểm
- Quản lý khách hàng toàn diện.
- Tích hợp linh hoạt.
- Tính di động.
- Hỗ trợ quy trình bán hàng.
Nhược điểm
- Chi phí sử dụng có thể cao.
- Đòi hỏi thời gian để học cách sử dụng.
- Yêu cầu kỹ thuật có thể phức tạp.
CRM của NextX
NextX CRM là một giải pháp quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) đa năng và hiệu quả, được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu quản lý khách hàng và bán hàng của các doanh nghiệp hiện đại.
- Tích hợp quản lý bán hàng đa kênh trên NextX CRM bao gồm Facebook, Zalo và các kênh khác.
- Tích hợp Marketing Automation giúp chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả.
- NextX CRM tích hợp Call Center tổng đài ảo để hỗ trợ giải đáp và chăm sóc khách hàng.
- Bên cạnh đó, NextX CRM còn tích hợp với phần mềm bán hàng chuyên sâu PosX, giúp quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng một cách toàn diện.
Chi phí: 12.000.000 vnđ/20 người dùng/12 tháng
Ưu điểm:
- Tự động hóa quy trình tuyển dụng
- Tích hợp tổng đài ảo linh hoạt chăm sóc khách hàng
- Tích hợp quản lý bán hàng PosX
Nhược điểm:
- Chi phí cao
- Phù hợp với doanh nghiệp lớn và sử dụng lâu dài
Phần mềm CRM EZSale
EZSale thuộc Công ty Cổ Phần Công Nghệ Windsoft. Với kinh nghiệm 6 năm hoạt động, EZSale là cái tên tiềm năng, được hơn 500+ doanh nghiệp lựa chọn như: VPBank, Sacombank, Manulife, Novaland, Genie Book, Grab, MB bank,…
CRM của EZSale lấy khách hàng làm trung tâm, gắn liền với hoạt động của phòng kinh doanh. Phần mềm sẽ đem lại hiệu quả tối ưu quản lý và chăm sóc khách hàng một cách vượt trội. Với một số tính năng nổi bật:
- Tích hợp đa kênh, đồng nhất khách hàng trên một kênh duy nhất (website, landing page, google sheet, email, zalo,…)
- Quản lý khách hàng chuyên nghiệp bằng thẻ tag phân loại, lưu trữ lịch sử cuộc gọi, tương tác, đặt lịch nhắc hẹn,…
- Đánh giá tiến độ và KPI minh bạch, tự động giao việc, xếp hạng doanh số, báo cáo tiến độ thực hiện,…
- Báo cáo vị trí linh hoạt, đặc biệt cho sale thị trường
- Tối ưu quy trình làm việc của sale, telesale
- Kiểm soát chất lượng cuộc gọi, nghe lại file ghi âm, mã hoá sđt
- Quản lý tin nhắn, tự động chăm sóc khách hàng trên zalo…
Nhận phần mềm quản lý khách hàng chỉ từ 135.000đ/user/tháng!
Ưu điểm:
- Phù hợp với đa dạng đối tượng doanh nghiệp
- Cả nền tảng web và app mobile
- Tối ưu quy trình làm việc cho sale
- Kết hợp đa dạng cổng API khác nhau
Nhận tài khoản DEMO phần mềm CRM của EZSale miễn phí!
Hotline: 098 154 9988
Địa chỉ:
- Hà Nội: Tòa Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy.
- Hải Phòng: Tòa nhà EIC Building, số 1/10B Lê Hồng Phong, Quận Hải An, TP Hải Phòng.
- TP HCM: Tòa Halo Building, số 157 Đào Duy Anh, phường 9, Phú Nhuận.
- Đà Nẵng: Số 167 Phan Châu Trinh, phường Phước Ninh, quận Hải Châu.
CRM Việt
Phần mềm CRM Việt được thành lập từ năm 2010. Giải pháp cung cấp các tính năng trong hoạt động kinh doanh bán hàng như: quản lý khách hàng, hỗ trợ quá trình bán, tích hợp đa kênh, quản lý Marketing – Automation Marketing, quản lý công việc,…
Chi phí từ khoảng 7.000.000 đến 45.000.000vnđ/năm
Ưu điểm:
- Phù hợp với đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam
- Có tính năng quản lý công việc
- Có phiên bản Mobile
Nhược điểm:
Chi phí khá cao hơn so với những phần mềm CRM trong nước khác.
Phần mềm Sapo CRM
Vừa được ra mắt từ giữa năm 2021, Sapo CRM đã đáp ứng được nhu cầu quản lý, phân loại khách hàng và chạy quảng cáo tới từng nhóm khách hàng đã được phân loại trước đó.
Tính năng chính của phần mềm Sapo CRM:
- Quản lý khách hàng
- Phân loại khách hàng
- Tối ưu chiến dịch Marketing
- Phân phối chiến dịch qua 2 kênh Zalo và SMS
Chi phí: Liên hệ trực tiếp để được báo giá
Ưu điểm:
- Kết hợp với hệ sinh thái Sapo
- Phù hợp với doanh nghiệp quản lý đơn giản
Nhược điểm:
- Chỉ đơn thuần là quản lý khách hàng và tối ưu marketing dựa trên danh sách nhóm khách hàng đã thu thập.
Dùng thử phần mềm CRM tốt nhất với đầy đủ chức năng!
II. 6 Phần mềm CRM nước ngoài tốt nhất
Phần mềm CRM Salesforce
Salesforce là một trong những nền tảng CRM (Quản lý Quan hệ Khách hàng) hàng đầu thế giới, được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp lớn và nhỏ trên toàn cầu. Salesforce cung cấp một giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, cho phép người dùng dễ dàng tùy chỉnh và cấu hình theo nhu cầu cụ thể của họ. Dựa trên những tính năng sau đây:
- Quản lý thông tin và tương tác với khách hàng
- Tự động hóa marketing
- Theo dõi và quản lý quy trình bán hàng
- Quản lý dự án và công việc
Chi phí: nhỏ nhất 25$/người dùng/tháng
Ưu điểm:
- Tính linh hoạt cao
- Tích hợp đa kênh
- Quản lý toàn diện hoạt động bán hàng và tiếp thị
Nhược điểm:
- Bất đồng ngôn ngữ
- Giao diện và trải nghiệm người dùng phức tạp
- Chi phí cao, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập.
CRM của Hubspot
Phần mềm CRM HubSpot là một giải pháp hàng đầu trong việc quản lý khách hàng và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Nó cung cấp tính năng như quản lý khách hàng, tự động hóa marketing, hỗ trợ bán hàng và tích hợp các công cụ tiếp thị kỹ thuật số.
Tính năng cơ bản bao gồm:
- Quản lý khách hàng
- Tự động hóa marketing
- Hỗ trợ bán hàng
- Tích hợp các công cụ tiếp thị kỹ thuật số.
Chi phí: 50$/người dùng/tháng
Sử dụng phần mềm CRM chỉ với 5,6$/user/tháng!
Ưu điểm:
- Có bản free cho doanh nghiệp nhỏ
- Một số tính năng khá thông minh
- Cộng đồng trao đổi sử dụng sôi nổi
Nhược điểm:
- Chưa có tính năng phân tích hoạt động kinh doanh
- Khó khăn trong quá trình sử dụng
Vtiger CRM
Phần mềm CRM Vtiger là một giải pháp quản lý quan hệ khách hàng đa năng, được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình tương tác với khách hàng và chiến lược tiếp thị. Các tính năng chính của Vtiger bao gồm:
- Quản lý hàng tồn kho
- Xử lý đơn hàng, hoá đơn
- Quản lý hoạt động sau bán
- Quản lý hoạt động Marketing
- Quản lý chăm sóc khách hàng
Chi phí: 30-58$/người dùng/tháng
Ưu điểm:
- Có phiên bản tiếng việt
- Giao diện dễ sử dụng
- Tốc độ xử lý cao
Nhược điểm:
- Bản miễn phí bị giới hạn dữ liệu
- Không có nhiều tính năng nâng cao
- Không thể tự cài đặt
Phần mềm CRM Insightly
CRM của Insightly rất phù hợp với những doanh nghiệp quy mô nhỏ và mới khởi nghiệp. Với đầy đủ chức năng hướng tới khách hàng, bạn có thể quản lý và tối ưu khách hàng một cách dễ dàng.
- Quản lý khách hàng hiệu quả
- Gửi và tối ưu gửi email hàng loạt
- Tự động hóa quy trình làm việc
Chi phí: miễn phí 3 user đầu tiên, mất phí từ 29 đến 99$/tháng
Ưu điểm:
- Giao diện dễ sử dụng
- Tích hợp được với nhiều công cụ phổ biến
- Bảo mật mạnh mẽ
Nhược điểm:
- Không có phiên bản tiếng việt
- Tính năng chưa đa dạng
Phần mềm Sugar CRM
Phần mềm CRM SugarCRM là một giải pháp quản lý quan hệ khách hàng (CRM) đa năng, được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các tính năng chính của SugarCRM bao gồm:
- Cập nhật thông tin, quản lý khách hàng
- Tự động hóa quy trình bán hàng
- Tích hợp các ứng dụng dễ dàng
- Quản lý giao việc
- Tối ưu email marketing
Chi phí: 40-150$/người dùng/tháng
Sử dụng phần mềm CRM chỉ với 5,6$/user/tháng!
Ưu điểm:
- Có dùng thử 7 ngày miễn phí
- Phù hợp với đa số doanh nghiệp
Nhược điểm
- Không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ dưới 10 nhân viên
- Chi phí cao
- Không hỗ trợ phiên bản tiếng việt
CRM Zoho
Zoho CRM được đánh giá là một trong những phần mềm CRM tốt nhất hiện nay trên thế giới. Với những tính năng nổi trội, Zoho giải quyết được các vấn đề cơ bản khi quản lý và tối ưu quản lý khách hàng. Có thể kể đến như:
- Quản lý quy trình làm việc và bán hàng
- Tích hợp quản lý kênh tương tác khách hàng
- Tự động hóa marketing
- Phân tích và báo cáo
Chi phí: 12-45$/người dùng/tháng
Ưu điểm:
- Giao diện dễ sử dụng
- Bản trả phí dùng thử miễn phí trong 15 ngày
- Miễn phí 3 user
Nhược điểm:
- Không hỗ trợ bản tiếng việt
Tiêu Chí để Đánh Giá CRM nào tốt nhất?
Việc xác định tiêu chí để đánh giá một hệ thống CRM tốt nhất thường phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới đây là một số tiêu chí quan trọng mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đánh giá một hệ thống CRM:n
Tính linh hoạt và tùy biến
Tính linh hoạt và tùy biến trong một hệ thống CRM là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc và quản lý quan hệ khách hàng. Với khả năng tùy chỉnh, doanh nghiệp có thể điều chỉnh hệ thống CRM sao cho phản ánh chính xác với nhu cầu và quy mô của bạn mà không cần phải thay đổi quá nhiều về cấu trúc tổ chức doanh nghiệp.
Ngoài ra, tính linh hoạt cũng cho phép phần mềm CRM tích hợp dễ dàng với các ứng dụng và dịch vụ khác mà doanh nghiệp đã sử dụng, từ hệ thống email đến các công cụ tiếp thị kỹ thuật số. Việc tạo và tùy chỉnh báo cáo và phân tích cũng trở nên dễ dàng, giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu theo cách phù hợp với nhu cầu kinh doanh của họ.
Dễ sử dụng
Giao diện người dùng nên thân thiện và dễ sử dụng, giúp người dùng mới và cũ có thể sử dụng hệ thống một cách hiệu quả mà không cần đào tạo nhiều. Thay vì mất nhiều thời gian và công sức để học cách sử dụng một hệ thống mới, người dùng có thể nhanh chóng làm quen với hệ thống và bắt đầu sử dụng ngay lập tức.
Dễ sử dụng không chỉ giúp giảm thiểu thời gian đào tạo mà còn tăng sự chấp nhận và sử dụng hệ thống từ phía người dùng. Từ nhân viên bán hàng đến nhân viên quản lý, mọi người đều có thể dễ dàng tận dụng các tính năng và lợi ích mà hệ thống CRM mang lại. Tính dễ sử dụng không chỉ là về việc tối ưu hóa hiệu suất làm việc, mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và sáng tạo.
Tích hợp và mở rộng
Hệ thống CRM nên có khả năng tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ khác mà doanh nghiệp đã sử dụng. Đây là một yếu tố của phần mềm CRM tốt nhất cần phải có. Việc tích hợp này sẽ đem lại hệ sinh thái liên kết chặt chẽ giữa các hệ thống trong doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp tối ưu quy trình làm việc mà còn lưu trữ đồng bộ hồ sơ thông tin khách hàng.
Ngoài ra, hệ thống CRM cũng cần mở rộng và phát triển chức năng và quy mô theo thời gian. Chức năng này đảm bảo hệ thống vẫn đảm bảo được yêu cầu của doanh nghiệp theo thời gian mà không cần thay mới hoặc thêm chi phí đầu tư lớn.
Hiệu suất và hiệu quả
Một hệ thống CRM tốt nên giúp tăng cường hiệu suất làm việc và hiệu quả quản lý quan hệ khách hàng, từ việc tự động hóa quy trình đến việc cung cấp thông tin phân tích và báo cáo chi tiết.
Chi phí
Chi phí triển khai và duy trì hệ thống CRM cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét, bao gồm cả chi phí ban đầu và các chi phí liên quan đến dịch vụ hỗ trợ và bảo trì.
Phần mềm CRM tốt cần linh hoạt cung cấp các gói phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
Hỗ trợ và dịch vụ
Việc có sẵn hỗ trợ và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt từ nhà cung cấp CRM là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định và hỗ trợ trong quá trình sử dụng.
Nhận bản DEMO phần mềm CRM tốt nhất hiện nay!
Lợi Ích khi áp dụng phần mềm CRM tốt nhất cho doanh nghiệp
Việc áp dụng một hệ thống CRM tốt nhất cho doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Những lợi ích này có thể bao gồm:
- Quản lý và tối ưu mối quan hệ với khách hàng: CRM giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình bằng cách tập trung, lưu trữ và sắp xếp thông tin khách hàng một cách hiệu quả. Điều này giúp cải thiện việc tương tác và chăm sóc khách hàng, từ việc ghi chép thông tin cá nhân đến việc theo dõi lịch sử tương tác.
- Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Hệ thống CRM giúp tự động và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, từ việc quản lý tiềm năng, cơ hội hợp đồng đến việc báo giá và theo dõi hợp đồng. Điều này giúp tăng cường hiệu suất làm việc và giảm thiểu thời gian.
- Tăng cường tiếp thị và bán hàng: CRM cung cấp các công cụ digital marketing và tích hợp để tạo và quản lý các chiến dịch tiếp thị, từ email marketing đến quảng cáo trên mạng xã hội. Điều này giúp tăng cường tương tác với khách hàng và tăng cơ hội bán hàng.
- Phân tích và báo cáo: Hệ thống CRM cung cấp các công cụ phân tích và báo cáo chi tiết về hoạt động kinh doanh và tương tác khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu suất hoạt động và đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu.
- Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Bằng cách cung cấp thông tin khách hàng chính xác và tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng, hệ thống CRM giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng, từ việc tương tác ban đầu đến việc hỗ trợ sau bán hàng.