hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn Ezsale Ezsale

Hành Trình Diễn Biến, 7 Nhóm Tâm Lý Khách Hàng Khi Mua Quần Áo cùng Mẹo Thuyết Phục Nhanh Chóng

4.6/5 - (10 bình chọn)

Trong bối cảnh ngành công nghiệp thời trang ngày càng cạnh tranh, việc thấu hiểu và thích ứng với tâm lý khách hàng khi mua quần áo là chìa khóa quan trọng để thuyết phục họ mua sắm. Cùng EZSale tìm hiểu ngay định nghĩa, tầm quan trọng, 7 nhóm tâm lý khách hàng, diễn biến cũng mẹo thuyết phục mua hàng nhanh chóng!

1. Tâm Lý Khách Hàng Khi Mua Quần Áo là gì?

Tâm lý khách hàng, hay còn gọi là Consumer Psychology.

 bao gồm tất cả các cảm xúc, xem xét nhận thức, niềm tin và suy nghĩ của khách hàng khi lựa chọn mua quần áo. 

Tâm lý khách hàng cân nhắc tất cả các yếu tố này để đưa ra lý do vì sao muốn món đồ này và điều gì cuối cùng khiến họ đưa ra quyết định mua hàng. 

Tâm Lý Khách Hàng Khi Mua Quần Áo

Tâm Lý Khách Hàng Khi Mua Quần Áo

Các doanh nghiệp, bộ phận bán hàng và đội ngũ marketing cần nghiên cứu, đi sâu vào phân tích và tận dụng tâm lý khách hàng. Để có thể thu thập dữ liệu và phân tích, cần vận dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là: 

  • Khảo sát qua điện thoại
  • Khảo sát nhóm tập trung
  • Bảng câu hỏi
  • Quan sát trực tiếp…

Nắm bắt tâm lý khách hàng khi mua quần áo là điểm then chốt trong tư vấn, tiếp thị và lên kế hoạch sản phẩm. Nhằm mục đích tác động vào tâm lý để hướng họ quan tâm và quyết định lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó không tác động nhiều đến việc thay đổi hay giữ nguyên lựa chọn này về lâu dài như thế nào.

2. Tầm quan trọng của nắm bắt tâm lý khách hàng khi mua quần áo

Nắm bắt tâm lý khách hàng là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh quần áo, đặc biệt là trong ngành thời trang. Nơi sự lựa chọn của người tiêu dùng thường phản ánh gu thẩm mỹ, phong cách cá nhân của họ. 

Tầm quan trọng của nắm bắt tâm lý khách hàng khi mua quần áo

Tầm quan trọng của nắm bắt tâm lý khách hàng khi mua quần áo

Tầm quan trọng của việc nắm bắt tâm lý khách hàng trong ngành thời trang có thể kể đến như: 

  • Gia tăng doanh số nhờ nâng cao quyết định mua hàng: việc hiểu rõ tâm lý mua hàng sẽ khiến họ cảm thấy hài lòng và dễ dàng đưa ra quyết định.
  • Gây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng: Sự hiểu biết về sở thích, gu thẩm mỹ và nhu cầu của họ có thể tạo ra sự gắn kết và trở thành khách hàng trung thành.
  • Tạo ấn tượng tốt và phản hồi tích cực: khi được hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu, khách hàng sẽ có ấn tượng tích cực với thương hiệu. Từ đây, tăng uy tín và thu hút thêm khách hàng mới.
  • Phát triển thương hiệu: Việc trải nghiệm tích cực không chỉ về sản phẩm và cả cảm xúc, khách hàng thường có xu hướng giới thiệu thương hiệu đến những người xung quanh khác

3. 7 nhóm tâm lý khách hàng khi chọn mua quần áo

7 nhóm tâm lý khách hàng khi chọn mua quần áo

7 nhóm tâm lý khách hàng khi chọn mua quần áo

3.1. Tâm lý người theo Trend thời trang

Hành vi: Luôn cập nhật xu hướng thời trang mới nhất, tìm kiếm sản phẩm và phong cách mới để thể hiện sự sáng tạo và theo kịp xu hướng thời trang. 

Thuyết phục: Thể hiện trực quan sản phẩm, nêu bật những điểm mới lạ, bắt trend trên bộ trang phục, đảm bảo rằng sản phẩm phản ánh xu hướng thời trang hiện đại và độc đáo.

3.2. Tâm lý cạnh tranh, thể hiện bản thân

Hành vi: Tìm kiếm những sản phẩm độc đáo để thể hiện bản thân, tìm cách nổi bật và không giống ai khác. Hoặc những loại quần áo cao cấp, thể hiện địa vị bản thân. 

Thuyết phục: Giới thiệu sản phẩm có mẫu mã độc đáo, tập trung vào chi tiết và thiết kế mới lạ, hoặc số lượng có hạn (limited) để khách hàng cảm thấy đặc biệt.

3.3. Tâm lý quan tâm đến giá trị

Hành vi: Tìm kiếm sản phẩm có giá trị cao, chú trọng vào chất liệu vải, thoải mái và sự bền bỉ của quần áo. Họ thường không chỉ chú trọng vào một nhãn hiệu bất kì nào.

Thuyết phục: Tập trung vào chia sẻ về chất liệu vải, nguồn gốc, nhà sản xuất, chi tiết tạo nên sự thoải mái khi mặc. Và bảo đảm hiểu rõ giá trị để thuyết phục khách hàng về sự đầu tư hợp lý.

3.4. Tâm lý tò mò

Hành vi: Tìm kiếm sản phẩm mới, khám phá những thương hiệu và kiểu dáng mới. Thường họ chỉ mục đích chính là muốn thử. Nếu cảm thấy bộ đồ đủ thú vị và mới lạ, họ có thể sẽ mua bất chợt.

Thuyết phục: Sử dụng chiến lược tiếp thị sáng tạo, tạo ra sự kích thích và tò mò, có thể thông qua các chiến dịch quảng cáo không dựa vào kiến thức trước.

3.5. Tâm lý tiết kiệm

Hành vi: Chú trọng vào việc tiết kiệm chi phí, tìm kiếm ưu đãi, giảm giá và chương trình khuyến mãi. Họ có thể so sánh giá giữa nhiều thương hiệu, đảm bảo rằng họ sẽ nhận được giá trị bằng hoặc cao hơn giá mà họ bỏ ra. 

Thuyết phục: Quảng cáo các chương trình giảm giá, ưu đãi, và thậm chí là việc tận dụng các dịp mua sắm lớn để họ có thể tiết kiệm nhiều hơn. Ngoài ra, việc chia sẻ về độ bền cao, sử dụng trong nhiều trường hợp cũng có thể thuyết phục họ mua hàng.

3.6. Tâm lý mua sắm theo Thương hiệu

Hành vi: Quan tâm đến thương hiệu, thường tìm kiếm sự độc lạ và chất lượng của quần áo. Khách hàng đặt tin tưởng vào sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng. Và họ mong muốn được hòa nhập, là một phần của cộng đồng người hâm mộ của nhãn hiệu.

Thuyết phục: Xây dựng uy tín thương hiệu, tập trung vào các giá trị cốt lõi của thương hiệu và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đúng với hình ảnh thương hiệu.

3.7. Tâm lý thể hiện phong cách cá nhân

Hành vi: Mong muốn thể hiện phong cách cá nhân riêng, chú trọng vào sự cá nhân hóa và độ độc đáo. Thường họ sẽ chú trọng vào kiểu dáng, màu sắc, phong cách và cá tính được thể hiện trong trang phục. Giá trị thực tế và giá cả, khách hàng sẽ không quan tâm mà bỏ qua. 

Thuyết phục: Cung cấp các tùy chọn cá nhân hóa, từ lựa chọn màu sắc đến kiểu dáng, để khách hàng cảm thấy sản phẩm là sự phản ánh của chính họ. Nếu hoàn thành tốt vai trò của người tư vấn, tỷ lệ mua hàng và quay lại của nhóm khách hàng này là rất cao. 

Để nắm bắt được tâm lý thì trước tiên doanh nghiệp cần có danh sách khách hàng để tiếp cận và thăm dò tâm lý mua hàng. Với xu hướng mua hàng trực tuyến ngày càng tăng, việc sử dụng dịch vụ tìm kiếm khách hàng online trở nên vô cùng phổ biến và hiệu quả. Không chỉ tiết kiệm thời gian, danh sách khách hàng nhận được đảm bảo chất lượng và đầy đủ thông tin. Để lại thông tin bên dưới để được EZSale tư vấn miễn phí ngay lập tức!

    4. Hành trình Diễn biến tâm lý khách hàng khi mua quần áo

    Hành trình Diễn biến tâm lý khách hàng khi mua quần áo

    Hành trình Diễn biến tâm lý khách hàng khi mua quần áo

    Giai đoạn 1. Nhận thức về nhu cầu

    Tâm lý: Khách hàng bắt đầu nhận thức về nhu cầu mới hoặc nhận thức về xu hướng thời trang. Các yếu tố như quảng cáo, trang web thương hiệu, hoặc thậm chí là những người bạn có thể tạo kích thích cho quá trình mua sắm.

    Hành vi: Tra cứu thông tin trực tuyến, tìm hiểu về xu hướng, thương hiệu và sản phẩm.

    Giai đoạn 2. Tìm kiếm và Nghiên cứu 

    Tâm lý: Khách hàng bắt đầu nghiên cứu cụ thể về các sản phẩm và thương hiệu mà họ quan tâm. Họ có thể so sánh giá, tính năng, và đánh giá.

    Hành vi: Thăm các trang web thương hiệu, đọc đánh giá, tham gia các diễn đàn thảo luận về thời trang.

    Giai đoạn 3. So sánh và Lựa chọn

    Tâm lý: Họ bắt đầu so sánh giữa các lựa chọn và quyết định sản phẩm nào phù hợp nhất với nhu cầu và mong đợi của họ.

    Hành vi: Thường xuyên tham khảo giá, khuyến mãi, chất liệu, kiểu dáng, và chính sách đổi trả, hoàn tiền từ nhiều nguồn khác nhau.

    Giai đoạn 4. Quyết định mua sắm

    Tâm lý: Khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên các yếu tố như giá, chất lượng, thương hiệu, và sự độc lạ, bắt trend.

    Hành vi: Thực hiện quyết định mua sắm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng và hoàn tất quá trình thanh toán.

    Giai đoạn 5. Trải nghiệm sau mua sắm

    Tâm lý: Sau khi mua sắm, khách hàng có thể cảm nhận sự hài lòng hoặc không hài lòng. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá của họ về sản phẩm cũng như thương hiệu.

    Hành vi: Việc sử dụng sản phẩm, đánh giá và phản hồi về trải nghiệm sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trong tương lai.

    Giai đoạn 6. Tiếp tục quay lại mua hàng

    Tâm lý: Nếu có trải nghiệm tích cực, khách hàng có thể quay lại mua sắm từ cùng một thương hiệu và cả sự trung thành 

    Hành vi: Lặp lại quy trình mua sắm hoặc tạo ra đơn đặt hàng mới dựa trên kinh nghiệm trước đó.

    5. Thuyết phục khách hàng mua quần áo ngay như thế nào?

    Khi đã nắm bắt được tâm lý khách hàng khi mua quần áo, bạn sẽ cần lựa chọn cách thức phù hợp để thuyết phục họ mua hàng. Dưới đây là gợi ý X mẹo hiệu quả giúp “thu phục” khách hàng nhanh chóng!

    Thuyết phục khách hàng mua quần áo ngay như thế nào?

    Thuyết phục khách hàng mua quần áo ngay như thế nào?

    5.1. Tập trung giới thiệu giá trị nhận được

    Một sai lầm lớn của nhân viên bán hàng là chỉ tập trung nói về thông tin của bộ quần áo. Nhưng thứ khách hàng thực sự cần là giá trị mà họ nhận được là gì. Mà chính giá trị, lợi ích là thứ khiến họ mua hàng. 

    5.2. Giới thiệu với họ thật nhiều

    Đừng để cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt. Và cũng đừng để khách hàng cảm thấy mơ hồ về sản phẩm. Hãy chủ động cung cấp thật nhiều thông tin cho họ về: thương hiệu, điều khoản, chính sách, vận chuyển,…

    5.3. Nêu bật USP sản phẩm

    Tập trung vào USP (lợi thế sản phẩm) là một điểm sáng giúp bạn được đánh giá cao hơn so với đối thủ. 

    Bạn cần nêu bật những lợi ích khách hàng nhận được từ USP này. USP của sản phẩm có thể lựa chọn từ bất kỳ điểm nào từ sản phẩm: chất liệu, kiểu dáng, thương hiệu, số lượng có hạn, sự độc lạ,…  

    5.4. Đưa cho khách hàng 3 lựa chọn 

    Để dễ dàng đưa ra quyết định, bạn nên đưa ra cho khách hàng nhiều lựa chọn, có thể là 3. Để họ có thể so sánh và không có cảm giác bị ép buộc việc chọn mua một sản phẩm cụ thể nào đó. 

    5.5. Tạo hiệu ứng FOMO

    Mẹo này thực sự rất hữu ích đối với những người có hành vi mua hàng bốc đồng, quyết định nhanh chóng. FOMO là hội chứng sợ bỏ lỡ và đánh mất cơ hội. Bạn có thể tận dụng nó và tại ra sự khan hiếm hoặc sự độc quyền từ thương hiệu. Từ đó, thu hút và lôi kéo họ đi đến quyết định mua hàng.

    5.6. Đánh giá và chứng thực

    Việc nghi ngờ về chất lượng thực sự được cung cấp xảy ra rất phổ biến từ khách hàng. Không có gì thuyết phục hơn khi bạn đưa ra những đánh giá, bằng chứng tích cực đến từ những khách hàng cũ trước đó. Việc nhận được những phản hồi tích cực từ bộ quần áo sẽ giúp gia tăng sự hài lòng và niềm tin của họ vào sản phẩm.

    5.7. Tránh sử dụng những từ khó hiểu

    Đừng cố sử dụng những biệt ngữ trong ngành, khiến khách hàng phân vân, khó hiểu, thậm chí là khó chịu với những gì bạn nói, Hãy diễn giải một cách dễ hiểu nhất để khách hàng dễ dàng tiếp nhận thông tin từ sản phẩm. Việc hiểu rõ thứ họ định mua sẽ gia tăng khả năng mua hàng hơn.

    Trên đây là toàn bộ chia sẻ của EZSale về nắm bắt tâm lý khách hàng khi mua quần áo. Hy vọng bạn đã hiểu hơn và áp dụng được vào công việc hiện tại của bạn!

     

    4.6/5 - (10 bình chọn)