Sử Dụng Hệ Thống CRM Cho Ngành Logistics, Nên Hay Không Nên?
Ứng dụng CRM cho ngành Logistics được biết là một đột phá cho những năm vừa qua. Khi nhu cầu hội nhập toàn cầu và chính sách mở cửa cho lĩnh vực này đang dần phát triển mạnh mẽ. Chính bởi vậy, chủ doanh nghiệp cần có cho mình những bí kíp hiệu quả để có cơ hội vươn lên so với những đối thủ cùng ngành. Vậy nên bài viết dưới đây, EZSale xin giới thiệu đến bạn những lợi ích của phần mềm quản lý CRM mang lại cho doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này thông qua bài viết dưới đây.
1. CRM Cho Ngành Logistics Là Gì?
Hệ thống crm sở hữu nhiều ưu điểm đối với ngành vận chuyển logistics khi cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. CRM mang đến cho doanh doanh nghiệp bạn nguồn lực để tăng cường lên kế hoạch phát triển kinh doanh. Với mục tiêu tự động hóa, tối ưu hóa tương tác khách hàng, crm giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn thời gian và chi phí.
2. Ngành Logistics Thường Gặp Phải Những Khó Khăn Gì?
Có khá nhiều doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn trong việc quản lý dữ liệu khách hàng khi:
- Không có phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý khách hàng.
- Nhiều thông tin khách hàng bị trùng lặp.
- Tốn thời gian khi nhân viên báo cáo công việc bằng cách thủ công.
- Tình trạng thất thoát thông tin cũng như nguồn dữ liệu không được tập trung khi doanh nghiệp quản lý bằng file excel, google sheet,…
- Người quản lý khó khăn để tổng hợp và kiểm soát thông tin cũng như việc đối soát mã khách hàng không được linh hoạt.
- Việc bàn giao dữ liệu thông tin gặp nhiều bất cập khi nhân viên nghỉ việc. Ví dụ như: dữ liệu bàn giao không đủ/ không bàn giao,…
- Công việc báo cáo cho tuần, tháng đòi hỏi phải tổng hợp nhiều nguồn dữ liệu. Điều này khiến phải chờ đợi nhiều đơn vị, cá nhân báo cáo,…
- …..
3. Lợi Ích Hệ Thống CRM Mang Đến Cho Ngành Logistics.
CRM là hệ thống mang lại nhiều ưu điểm khi giúp doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng và tạo sự hợp tác hiệu quả trong nhóm. CRM giúp tự động hóa cũng như tối ưu hóa tương tác với khách hàng. Điều này giúp nhân viên tiết kiệm đáng kể thời gian giữa cả bạn và đối phương.
Vậy cụ thể CRM mang đến cho doanh nghiệp bạn những ưu điểm gì? Hãy cùng EZSale tham khảo ngay qua câu hỏi dưới đây.
3.1. Thuận tiện cho việc quản lý dữ liệu.
Có nhiều doanh nghiệp vận chuyển logistics hiện nay sử dụng Excel, google sheet để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Điều này mang lại nhiều hạn chế trong việc tìm kiếm và sử dụng thông tin khách hàng. Vậy nên việc sử dụng CRM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề trên. Nhờ phần mềm CRM doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin chi tiết về từng khách hàng thông qua hồ sơ của họ. CRM cho phép tìm hiểu những dữ liệu sau:
- Những giao dịch hiện tại và đã hoàn thành;
- Tình trạng hàng hóa;
- Dự toán các đơn hàng;
- Những tài liệu về phương tiện, vận chuyển, trang phục…;
- Thông tin thanh toán;
- Những ưu đãi thương mại gặp nhiều hạn chế.
3.2. Tự động xử lý mọi yêu cầu.
Hệ thống CRM sẽ tự động hóa những quy trình nhận yêu cầu, giao chúng cho người quản lý cũng như quản lý đơn hàng cho đến khi giao dịch hoàn thành. Mặt khác, khách hàng luôn muốn nhận những phản hồi của doanh nghiệp nhanh chóng. Tuy nhiên, nhờ vào việc thu thập mọi thông tin trên nhiều nền tảng khác nhau mà người quản lý có thể phản ứng nhanh với mọi yêu cầu của khách hàng mà không cần phải chờ đợi.
3.3. Tối ưu hóa được việc bán hàng và tiếp thị.
Nhờ vào việc sử dụng hệ thống CRM để quản lý khách hàng Logistics, nhóm bán hàng và tiếp thị có thể:
- Quản lý mọi yêu cầu được hiệu quả hơn nhằm dẫn dắt khéo léo khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Đánh giá chính xác quy trình bán hàng và điều chỉnh đúng hành trình khách hàng.
- Xác định được đâu là kênh tốt nhất để thu hút khách hàng.
- Sử dụng thông báo để thu hút khách hàng hiện tại.
- Kết nối được nhiều khách hàng nhờ email để mang lại cho khách hàng những bản cập nhật và ưu đãi mới.
- Nhắc nhở khách hàng hoạt động tích cực trên nhiều kênh giao tiếp khác nhau.
- Có thể thực hiện cuộc gọi ngay trên hệ thống thông qua điện thoại tích hợp.
Hệ thống crm là giải pháp hiệu quả để phân tích yêu cầu của khách hàng dữ liệu bán hàng. Nhờ dữ liệu đó người quản lý có thể hiểu được mức độ hài lòng của khách. Mặt khác, bộ phận tiếp thị có thể giúp việc giao tiếp với khách hàng được cá nhân hoá và hiệu quả hơn.
3.4. Tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.
Tự động hóa dịch vụ khách hàng có thể giúp doanh nghiệp xóa bỏ hoặc giảm đi chi phí nguồn lực. Nhiều khi, các công ty cũng sẽ phải trả giá khá đắt cho những sai lầm của nhân viên.
Ví dụ: Nhà quản lý của bạn không nhập dữ liệu chính xác vào hệ thống, điều này sẽ là mối đe dọa đến toàn bộ quy trình làm việc của doanh nghiệp. Hệ thống sẽ loại bỏ đi những sai lầm thông qua tự động hóa. Bởi vậy việc đầu tư cho việc sử dụng CRM cũng là giải pháp hợp lý để tiết kiệm chi phí cho việc xử lý những vấn đề kỹ thuật với phần mềm.
3.5. Lựa chọn hợp tác nhóm có tổ chức.
CRM cung cấp dữ liệu về khách hàng mục tiêu, khách hàng quan tâm và khách hàng tiềm năng trên các phòng ban và người quản lý. Mọi quy trình sẽ được diễn ra minh bạch, dễ hiểu đối với bất kỳ thành viên nào trong nhóm.
Bất kỳ ai cũng sẽ có thể theo dõi quy trình làm việc cũng như chất lượng giao tiếp với khách hàng. Trường hợp nếu có nhân viên rời nhóm, crm sẽ cho phép nhân viên mới học và thực hiện quy trình hiện tại được nhanh hơn.
3.6. Dịch vụ chăm sóc khách hàng được cải thiện.
Có khá nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp quan tâm đến khách hàng. Một là phản ứng nhanh với bất kỳ yêu cầu khách hàng và mang đến mọi thông tin họ muốn. Với việc xử lý yêu cầu tự động và theo dõi mọi khía cạnh tương tác với khách hàng, CRM cho phép thông báo đến khách hàng trong vòng vài phút.
Ngoài ra có thể chăm sóc khách hàng bằng cách xử lý các vấn đề không thể đoán trước. Vận chuyển và giao hàng là quá trình phức tạp mà ở đó có nhiều người tham gia. Vậy nên cần giữ cho khách hàng những thông tin đầy đủ nhất về bất kỳ vấn đề nào mà những người tham gia chuỗi cung ứng gặp phải. Đó có thể là các đại lý vận chuyển, các chuyên gia chịu trách nhiệm về phương tiện,…
Bên cạnh đó CRM cũng cho phép nhà quản lý thông báo những vấn đề một cách đúng lúc. Điều này rất quan trọng đối với môi trường kinh doanh toàn cầu có sự thay đổi nhanh chóng. Những doanh nghiệp vận tải cần thông báo cho khách hàng những vấn đề về hàng hóa của họ với những tình huống bất ngờ. Từ đó sẽ có những biện pháp hiệu quả để doanh nghiệp có thể giảm đi những tổn thất không đáng có cho khách hàng.
3.7. Báo cáo nâng cao.
Quản lý có thể nhận được báo cáo chi tiết công việc của từng bộ phận giao dịch với khách. Qua đó có thể giám sát được chất lượng cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên báo cáo trên. Cụ thể: Bạn có thể xem được những dữ liệu về thời gian, ghi âm cuộc gọi đến và đi,… Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể phân tích các tương tác trước đây với khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ. Thậm chí sẽ thúc đẩy ý kiến trong chuỗi cung ứng người tiêu dùng và khía cạnh khác của ngành.
4. Kết Luận.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về crm cho ngành logistics. Hy vọng thông tin hữu ích trên doanh nghiệp sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn phù hợp nhất.
Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu sử dụng hệ thống crm để hỗ trợ việc kinh doanh, chăm sóc khách hàng được tốt hơn thì đừng ngần ngại liên hệ ngay cho EZSale để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ ngay hôm nay qua số Hotline: 098 154 9988 ngay hôm nay nhé!