CRM Là Viết Tắt Của Cụm Từ Gì?
Thuật ngữ CRM ngày càng được nhiều doanh nghiệp nhắc đến trong các chiến lược quản trị doanh nghiệp. Vậy thực chất CRM là viết tắt của từ gì? CRM có những tính năng nổi bật nào mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, hãy cùng EZSale tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. CRM Là Viết Tắt Của Cụm Từ Gì?
CRM là viết tắt của cái gì? Chắc hẳn đối với những bạn ngoài ngành thì hệ thống CRM khá mới mẻ và xa lạ.
CRM là viết tắt của cụm từ Customer Relationship Management, nó có nghĩa là Quản lý Quan hệ Khách hàng.
Phần mềm CRM chính là một sự kết hợp giữa các chiến lược và công nghệ để từ đó cải thiện và giúp xây dựng mối quan hệ với những khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng.
CRM được tạo ra với nhiều mục tiêu khác nhau nhưng mục tiêu chính của nó là giúp quản lý và chăm sóc khách hàng. Đồng thời thu hút khách hàng thông qua việc tạo ra những giá trị tối ưu đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng cho doanh nghiệp.
Nhận tài khoản Demo phần mềm CRM ngay!
2. 6 Chức Năng Chính Của CRM
2.1. Quản lý quy trình bán hàng
Customer Relationship Management hay viết tắt CRM là một trợ thủ đắc lực hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng cho doanh nghiệp. Với tính năng quản lý quy trình bán hàng, phần mềm sẽ tối ưu hóa hầu hết các quy trình bán hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và nâng cao được lợi nhuận.
Thông qua việc thiết lập các tiêu chuẩn và tự động hóa quy trình xử lý đơn hàng và báo giá. CRM sẽ cắt giảm những thao tác lặp lại, nhờ vậy nhân viên bán hàng sẽ đạt được mục tiêu nhanh hơn.
Với cơ sở dữ liệu, CRM cung cấp cho doanh nghiệp danh sách thông tin khách hàng và phân loại theo chu kỳ mua hàng của họ. Qua đó, doanh nghiệp có thể nắm rõ khách hàng đang ở giai đoạn nào để có những chiến lược xúc tiến phù hợp.
Bên cạnh đó, hệ thống còn giúp đo lường hiệu suất bán hàng. Thông qua việc lập báo cáo tự động và cung cấp đầy đủ cho doanh nghiệp chỉ số đo lường kết quả của các hoạt động kinh doanh: lợi nhuận, doanh số, tỷ lệ chốt đơn…. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi chi tiết và đánh giá hiệu quả bán hàng.
2.2. Quản lý dịch vụ khách hàng
Mục tiêu của CRM là tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng, vì vậy mà CRM sẽ cung cấp các tính năng hỗ trợ cho quy trình CSKH. Từ đó, phát triển các dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và mang tới cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.
Phần mềm giúp lưu trữ hồ sơ CSKH, bao gồm các thông tin: lịch sử giao dịch, yêu cầu bảo hành, hỗ trợ, khiếu nại hoặc các cuộc gọi, tin nhắn… Điều này giúp các tư vấn viên nắm rõ tình trạng của từng khách hàng.
Với các tính năng auto, tin nhắn tự động của CRM, mọi vấn đề của khách hàng đều có thể giải quyết nhanh chóng. Nhờ vậy, mức độ hài lòng của khách hàng sẽ được nâng cao và giảm thiểu đi các đơn khiếu nại, phàn nàn.
2.3. Quản lý mối quan hệ khách hàng
Với tính năng này, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân chia nhóm khách hàng thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào hành vi mua sắm và đặc điểm của riêng họ. Dựa vào đó, telesale và sale sẽ có những hành động chăm sóc khách hàng phù hợp để nâng cao mối quan hệ và cải thiện lòng tin ở họ.
Ngoài ra, CRM còn có tính năng báo cáo tự động. Các sự kiện đặc biệt như sinh nhật khách hàng hoặc sắp hết hạn hợp đồng… Từ đó, giúp người phụ trách nắm bắt và có những hành động kịp thời.
Nhận tài khoản Demo phần mềm CRM ngay!
2.4. Quản lý số lượng hàng hóa
Một tính năng nổi bật khác của CRM chính là quản lý hàng hoá. Các nhà quản lý có thể kiểm soát được số lượng hàng tồn kho, số hàng nhập vào và xuất bán. Nhờ vậy, khối lượng hàng hóa luôn được đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho quy trình bán hàng. Và những số liệu sẽ phục vụ cho việc lên kế hoạch mua hàng, đánh giá hiệu quả tiêu thụ hàng hóa.
Đồng thời CRM còn cung cấp thông tin chi tiết của từng loại hàng hóa: mã hàng, số lượng, người phụ trách, địa chỉ kho, trạng thái… Mọi hoá đơn mua hàng và các giao dịch mua từ nhà cung cấp đều được lưu trữ lại. Điều này giúp kiểm soát chặt chẽ chất lượng và khối lượng hàng hóa.
2.5. Tính năng tự động hóa các chiến dịch Marketing
Tính năng tự động hóa Marketing cho phép doanh nghiệp gửi Email, SMS và thông báo đến khách hàng theo kịch bản được cài đặt sẵn. Và nhận về những báo cáo, thống kê đầy đủ về tỉ lệ mở, click… Qua các báo cáo từ CRM, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để điều chỉnh nội dung hoặc phương pháp tương tác với khách hàng hiệu quả hơn.
Một số hệ thống CRM còn có chức năng giúp doanh nghiệp có thể dựa vào hành vi của từng nhóm đối tượng cụ thể để thiết lập chuỗi Email tương ứng về xu hướng hoặc trả lời những câu hỏi khách hàng quan tâm.
2.6. Quản lý các thông tin giao dịch với khách hàng
Thông qua tính năng này, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi lịch sử mua hàng, thông tin về công nợ đã trả, công nợ chưa thu hồi và doanh thu ước tính của khách hàng…
Mọi tài liệu của các bộ phận như hợp đồng, báo giá, hoá đơn… của khách hàng đều được lưu trữ phục vụ cho việc quản lý công nợ, định khoản kế toán.
Nhận tài khoản Demo phần mềm CRM ngay!
3. 4 Loại CRM Phổ Biến Hiện Nay
Phân loại phần mềm CRM về cơ bản sẽ được dựa trên 2 tiêu chí đó là dựa trên nền tảng công nghệ và dựa vào loại hình của doanh nghiệp. Dựa vào nền tảng công nghệ, CRM được chia thành 4 loại bao gồm: CRM tại chỗ (On-premises), CRM điện toán đám mây (Cloud CRM), CRM mã nguồn mở (Open-source CRM) và cuối cùng là Social CRM.
3.1. CRM điện toán đám mây (Cloud CRM)
CRM điện toán đám mây có thể được truy cập trực tuyến mọi lúc mọi nơi chỉ cần có Internet. Dữ liệu sẽ được tập trung tại hệ thống thông tin center của nhà cung cấp phần mềm. Phần mềm CRM này có khả năng triển khai nhanh, tương đối dễ dàng. Vì vậy mà nó nhận được nhiều sự quan tâm của những doanh nghiệp có giới hạn về công nghệ.
3.2. CRM tại chỗ (On-premises)
Phần mềm CRM tại chỗ sẽ được cài đặt trên máy chủ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và có toàn quyền kiểm soát cũng như xử lý các cơ sở dữ liệu bên trong đó. Đồng thời đảm bảo được tính ổn định của hệ thống và bảo mật dữ liệu.
3.3. CRM mã nguồn mở (Open-source CRM)
Đây là một nền tảng cung cấp mã nguồn mở cho người dùng. Nó cho phép doanh nghiệp thay đổi, tùy chỉnh miễn phí. Những phần mềm CRM mã nguồn mở thường cung cấp khá đầy đủ những tính năng cần thiết. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ cần có nhân sự có kỹ năng cài đặt và tùy chỉnh cấu hình của phần mềm.
3.4. Social CRM
Social CRM là sự kết hợp giữa nền tảng truyền thông mạng xã hội và hệ thống quản lý khách hàng. Phần mềm này không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi mối quan hệ bán hàng với khách hàng. Mà nó còn giúp theo dõi tương tác của khách hàng qua các trang mạng xã hội cũng như phản hồi của họ.
Nhận tài khoản Demo phần mềm CRM ngay!
4. Kết Luận
Trên đây chính là những chia sẻ của EZSale về CRM, hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có thể hiểu rõ CRM là viết tắt của từ gì. Phần mềm CRM giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất kinh doanh, tăng cường tương tác với khách hàng và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về CRM hoặc có nhu cầu sử dụng phần mềm CRM thì có thể liên hệ với EZSale qua Hotline: 098 154 9988 hoặc để lại thông tin để sớm nhận được hỗ trợ từ đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi nhé.