CRM Ngành Thương Mại và Dịch Vụ: Lợi ích, Xu hướng 2023
Xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp đã và đang trở thành yếu tố quan trọng nhằm đẩy mạnh kinh doanh. Đó là lý do CRM ngành thương mại và dịch vụ nổi lên như một “vũ khí sống còn”. Ngay dưới đây sẽ chia sẻ tất tần tật những lợi ích cùng xu hướng tiện ích sử dụng trong CRM năm 2023. Cùng EZSale cập nhật ngay nhé!
1. CRM ngành thương mại và dịch vụ là gì?
Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng ngày càng trở nên quan trọng. Giải pháp CRM Quản lý quan hệ khách hàng đã nổi lên với vai trò quan trọng trong tương tác sâu sắc và cá nhân hóa khách hàng.
Bằng cách theo dõi thông tin, lịch sử mua hàng, tương tác và phản hồi của khách, CRM giúp doanh nghiệp cũng như nhân viên kinh doanh có cái nhìn tổng quát, từ đó định hình được cách thức, phương pháp tiếp cận khách hàng.
Không chỉ giới hạn ở việc quản lý thông tin, CRM còn hỗ trợ quy trình bán hàng, tối ưu và lên chiến dịch chăm sóc khách hàng sau bán hiệu quả.
Việc sử dụng CRM không chỉ là một ưu thế, mà còn trở thành yêu cầu để doanh nghiệp duy trì cạnh tranh và phát triển trong môi trường kinh doanh hiện nay.
2. Áp dụng CRM cho ngành thương mại và dịch vụ sẽ đem lại lợi ích gì?
Như đã nói ở trên, CRM đóng vai trò quan trọng, trở thành cánh tay đắc lực trong quản lý và hỗ trợ chăm sóc khách hàng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những lợi ích này ngay sau đây!
2.1. Tối ưu hoá quản lý thông tin khách hàng
Quản lý thông tin khách hàng không chỉ đơn thuần là việc thu thập và lưu trữ dữ liệu, mà còn bao gồm cả việc hiểu rõ hơn về khách hàng và tương tác một cách hiệu quả.
CRM cho ngành thương mại và dịch vụ có nhiệm vụ tự động import dữ liệu từ nhiều kênh khác nhau của doanh nghiệp. Và tất nhiên, dữ liệu thêm vào sẽ được đồng bộ với thông tin có sẵn trong hệ thống.
Hệ thống cho phép lưu trữ thông tin cá nhân khách hàng, lịch sử mua hàng, bản ghi các cuộc trao đổi, lịch sử tương tác và phản hồi của khách hàng. Từ đây, mỗi khách hàng đều được ghi lại các đặc điểm riêng. Dựa vào đây mà nhân viên kinh doanh có thể tùy biến, đưa ra cách tiếp cận khác nhau và tăng tỷ lệ mua lại từ họ.
2.2. Gia tăng tương tác với khách hàng
Việc tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng đã dần là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Từ mọi thông tin của khách hàng được lưu trữ, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Chức năng ghi âm và định tuyến cuộc gọi được tối ưu hoá. Theo dõi mọi quá trình tương tác với khách hàng.
Tần suất tương tác cũng được kiểm soát với số lần nhất định bởi số lần tương tác đều được ghi lại và giới hạn số lần. Từ đây đảm bảo sự giao tiếp luôn phù hợp và thích hợp.
2.3. Tăng cường chiến dịch chăm sóc khách hàng
Quản lý mối quan hệ khách hàng CRM đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chiến dịch chăm sóc khách hàng, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững với họ.
Khi sử dụng CRM cho ngành thương mại và dịch vụ, doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến dịch chăm sóc khách hàng đa kênh và tối ưu hiệu quả. Các kênh có thể triển khai như: tin nhắn SMS, ZNS (zalo), gọi điện,… Cùng nhiều thời gian tiếp cận khác nhau như tri ân sau bán, lễ tết, sinh nhật,… Từ đây giúp duy trì sự quan tâm của khách hàng cho doanh nghiệp, cũng như đáp ứng được những thắc mắc, vấn đề còn chưa hài lòng để cải thiện kịp thời.
Sau khi thực hiện, bước quan trọng không thể bỏ qua đó là đo lường hiệu quả. CRM sẽ giúp theo dõi tần suất tương tác và phản hồi của khách hàng. Từ đó, tối ưu chỉnh sửa, đảm bảo mọi chiến dịch đều đem lại hiệu quả và hài lòng đối với khách hàng.
2.4. Quản lý nhân viên hiệu quả
CRM cho phép theo dõi tiến trình làm việc của nhân viên sale liên quan đến khách hàng. Điều này làm được là nhờ vào việc ghi lại quá trình tương tác, trao đổi với khách hàng, cả về số lượng và chất lượng.
Tình năng quan trọng của CRM là Giao việc tự động. KPI và khối lượng công việc được chia cho sale hoàn toàn tự động, có thể cài đặt chia đều hoặc chia theo năng lực của từng người. Từ đây, quản lý có thể kiểm soát và đánh giá kết quả làm việc của từng nhân viên thông qua hệ thống CRM cho ngành thương mại và dịch vụ.
2.5. Kiểm soát tình hình kinh doanh
Để doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, không thể thiếu đi hoạt động kiểm soát và đo lường. CRM có thể làm tốt việc cung cấp thông tin và dữ liệu để kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Thông qua việc ghi nhận dữ liệu mua hàng , tương tác và phản hồi, CRM cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn về hiệu suất kinh doanh. Ngoài ra, nhân viên sẽ thống kê và đánh giá “cơ hội” doanh thu và doanh số sẽ nhận trong cả tháng. Cùng cái nhìn dự báo được % hoàn thành đơn hàng trong tháng, quý, năm. Từ đó, nhà quản lý sẽ đưa ra hướng đẩy nhanh việc thanh toán công nợ, nhanh chóng thu được hết doanh thu.
Ngoài ra, CRM có thể dễ dàng tạo ra các mẫu báo cáo và phân tích hiệu suất kinh doanh. Dựa vào các chỉ số quan trọng, doanh nghiệp cũng có thể dự đoán được xu hướng và tình hình kinh doanh. Và điều này rất giúp ích trong việc lập kế hoạch kinh doanh dựa vào những chỉ số thực tế này.
3. Xu hướng phát triển của CRM ngành thương mại, dịch vụ năm 2023
Trong bối cảnh phát triển chóng mặt của công nghệ cùng tư duy tự động hoá trong kinh doanh. CRM trong ngành thương mại và dịch vụ cũng cần được nâng cấp để bắt kịp với những thay đổi trên. Dưới đây là 3 xu hướng đáng chú ý nhất, doanh nghiệp hãy đọc để chọn lựa CRM hiệu quả nhất!
3.1. Phát triển ứng dụng CRM di động
Việc CRM là ứng dụng có sẵn trên di động sẽ tăng cường tương tác với khách hàng mọi lúc, mọi nơi một cách tiện lợi.
Bằng việc truy cập dữ liệu 24/7 cùng tương tác trực tiếp và ngay lập tức, giúp nhanh chóng giải quyết vấn đề ngay khi cần của khách. Ngoài ra, lịch sự kiện, cuộc hẹn, đơn hàng để được thông báo ngay qua điện thoại để không bỏ sót bất kỳ cơ hội nào.
3.2. Hệ thống lưu trữ an toàn, không giới hạn
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như ngày nay, việc bảo mật thông tin cùng các biện pháp mã hoá dữ liệu, xác thực 2 lớp đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Cùng với đó, một hệ thống lưu trữ không giới hạn cho phép doanh nghiệp lưu trữ được đầy đủ tất cả dữ liệu. Điều này giúp duy trình lịch sử mua hàng, tương tác, thông tin một cách toàn diện, chi tiết mà không lo lắng việc thiếu dung lượng.
3.3. Dự đoán tình hình kinh doanh trong tương lai
Các báo cáo được CRM ghi lại chi tiết, thống kê rõ ràng về đơn mua và khách hàng ở hiện tại. Từ đó, nhà quản lý có thể đưa ra dự đoán dựa trên dữ liệu trong mô hình và xu hướng trong dữ liệu quá khứ. Tuy nhiên đòi hỏi cần có khả năng phân tích dữ liệu và phân tích thống kê.
Việc lập kế hoạch cho doanh nghiệp trong tương lai cũng được chính xác hơn. Thay vì dự đoán chính xác, doanh nghiệp cũng có thể tạo ra các kế hoạch dự phòng trên nhiều trường hợp dự đoán khác nhau. Điều này giúp ứng phó linh hoạt với những biến động trong tương lai.
Nhìn chung, để chọn được hệ thống CRM ngành thương mại và dịch vụ tối ưu nhất sẽ rất khó. Bạn có thể lựa chọn các phần mềm uy tín, được nhiều công ty lớn sử dụng. Một sự lựa chọn thông minh gợi ý cho bạn, đó là phần mềm quản lý CRM của EZSale. Được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp như: VPbank, Bảo hiểm Manulife, Sunshine Sky City, Viet Credit,… Cùng ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại:
- Phát triển app Mobile tiện lợi, tối ưu hiệu quả
- Công nghệ điện toán đám mây SaaS: đảm bảo các cuộc gọi được thực hiện trơn tru.
- Hệ thống lưu trữ Cloud: các thông tin dữ liệu của doanh nghiệp có thể lưu trữ không giới hạn và an toàn.
- Smart Call Center: Hệ thống tổng đài linh hoạt, xử lý hàng nghìn cuộc gọi mỗi ngày.
- Ghi âm tự động: Lưu trữ và ghi âm cuộc gọi không giới hạn.
Kết luận
Qua bài viết này, chúng ta đã nắm được tầm quan trọng và lợi ích của CRM ngành thương mại và dịch vụ cũng như xu hướng cần cập nhật trong tương lai gần. Nếu bạn cần lựa chọn phần mềm CRM chất lượng cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể tham khảo dịch vụ của chúng tôi. Thông qua Hotline 098 154 9988 hoặc đăng ký tư vấn để được EZSale giải đáp mọi thắc mắc ngay lập tức!