ERP và CRM là gì? Doanh Nghiệp Nên Lựa Chọn Nền Tảng Nào?
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang tận dụng cơ hội để chuyển đối số. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp sử dụng các nền tảng dữ liệu như CDP, ERP, CRM… Ở bài viết này, hãy cùng EZSale tìm hiểu ERP và CRM là gì? Và có thể đưa ra sự lựa chọn nền tảng nào phù hợp với doanh nghiệp nhé!
I. ERP và CRM là gì?
CRM Để Làm Gì?
CRM hay Customer Relationship Management, còn được gọi là nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng. Không như các nền tảng khác, CRM chỉ quản lý dữ liệu khách hàng của bên thứ nhất. Đó là các dữ liệu doanh nghiệp thu thập về và chỉ doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu đó.
Tất cả dữ liệu được thu thập về đều dựa trên chân dung khách hàng. Do đó, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng CRM để phân tích chi tiết các insight cũng như nhu cầu, hành vi khách hàng. Điều này tạo nên hồ sơ khách hàng 360 độ. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về khách hàng.
Mỗi khách hàng sẽ có một mã định danh duy nhất. Xây dựng cá nhân hóa khách hàng hiệu quả. Đây là điểm cộng khi doanh nghiệp bạn đang muốn thực hiện các chiến dịch cá nhân hóa khách hàng.
ERP Là Gì?
ERP hay Enterprise Resource Planning được biết tới là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Đây là một phần mềm all-in-one bởi nó có thể tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau thành một phần mềm duy nhất.
Mục đích mà ERP hướng tới là tạo ra một hệ thống dữ liệu tự động. Nó hợp nhất dữ liệu và hoạt động xuyên suốt cùng các phòng ban trong doanh nghiệp. Nói cách khác, ERP chính là một phần mềm khổng lồ. Nó giúp bạn giải quyết các khó khăn về nhân sự, tài chính, chuỗi cung ứng…
Đặc Điểm Của ERP và CRM là gì?
CRM và ERP được biết tới là hai nền tảng dữ liệu được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng. Vậy đặc điểm nào của chúng khiến các nhà quản trị ưu ái đến vây?
Đặc điểm của CRM
CRM là nền tảng quản trị dữ liệu hiệu quả nhất hiện nay. Một CRM hoàn chỉnh gồm bốn thành phần chính:
- Customer Database – cơ sở dữ liệu khách hàng: CRM giúp bạn thu thập và quản trị hiệu quả dữ liệu khách hàng của bên thứ nhất. Tất cả dữ liệu đều được phân tích theo nhóm. Giúp nhà quản trị dễ dàng nắm bắt nhu cầu của từng nhóm. Insight khách hàng được làm rõ, các kế hoạch tiếp thị được thực hiện nhanh chóng và nhắm mục tiêu hiệu quả.
- Marketing Automation – tự động hóa hoạt động tiếp thị: các hoạt động tiếp thị được thực hiện một cách tự động dựa trên danh sách khách hàng mà CRM khởi tạo. Các chiến dịch chăm sóc khách hàng được tự động hóa. Thông qua các hình thức SMS, ZNS… mà không cần có người điều khiển trực tiếp.
- Multichannel Campaign Management – quản lý các hoạt động chiến dịch đa kênh: Không chỉ thu thập dữ liệu từ một nguồn duy nhất. CRM giúp bạn thu thập dữ liệu đa nền tảng nhanh chóng. Các dữ liệu phân tán từ nhiều kênh được tập hợp lại và thống nhất thông tin trên một nền tảng duy nhất. Tình trạng thông tin khách hàng không đầy đủ được cải thiện.
- Real-time Interaction Management – quản lý tương tác khách hàng theo thời gian thực: Đây là một chức năng hoàn toàn mới mà chỉ CRM cung cấp được cho tới hiện tại. CRM giúp bạn thống kê tương tác của khách hàng trên các kênh hoạt động doanh nghiệp dựa trên hoạt động tương tác khách hàng. Các điểm chạm được cập nhật nhanh chóng. Giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các nhu cầu mới nhất của khách hàng. Từ đó các chiến dịch tiếp thị nhắm mục tiêu được thực hiện hiệu quả.
Đặc điểm của ERP
ERP được tạo ra với sứ mệnh all-in-one nên vì thế nó mang lại tác dụng lớn dành cho doanh nghiệp:
- Kế toán tài chính (Finance): ERP giúp bạn quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Các báo cáo tài chính của các phòng ban thường được lưu trữ tại các hệ thống khác nhau. ERP giúp bạn thống nhất số liệu báo cáo trên một nền tảng duy nhất. Các số liệu trùng khớp. Giảm thiểu các vấn đề tiêu cực trong tài chính doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and Control): Các kế hoạch được lập ra định kỳ theo tuần, tháng hoặc năm. ERP giúp bạn tự động hóa các quy trình sản xuất thủ công. Quy trình sản xuất, đóng gói và đầu ra được tự động hóa.
- Quản lý nhân sự (Human Resource Management): Thông qua ERP, Khối lượng việc của mỗi cá nhân được quản lý hiệu quả. Từ giờ làm việc, giờ ra về của từng nhân viên trong các bộ phận đều được cập nhật rõ ràng.
- Quản lý hàng tồn kho (Stock Control): một chức năng làm nên sự khác biệt của ERP chính là quản lý lượng hàng tồn kho. Bạn có thể biết chính xác số lượng tồn kho của từng sản phẩm nhanh chóng. Bạn có thể lên kế hoạch nhập liệu hoặc bổ sung các chiến dịch bán hàng tồn kho nhanh chóng mà không cần quá nhiều nhân sự thực hiện.
Cả hai phần mềm CRMvà ERP đều có cấu tạo khác nhau. Song vẫn hướng tới mục tiêu chính là giúp doanh nghiệp quản trị dữ liệu. Vậy bạn có biết CRM với ERP để làm gì? Các nền tảng này có gì khác nhau?
III. Sự Khác Biệt giữa ERP và CRM là gì?
Mỗi nền tảng dữ liệu khách hàng đều mang lại những đặc điểm ưu việt. Nhưng liệu bạn có biết CRM với ERP để làm gì? Trong bài viết này EZSale sẽ giải đáp cho bạn sự khác biệt của hai nền tảng này ngay bây giờ.
CRM và ERP
- CRM theo dõi được mọi dữ liệu trực tuyến và ngoại tuyến của khách hàng. Còn ERP chỉ giúp doanh nghiệp quản trị thông tin bên trong doanh nghiệp.
- CRM xử lý được nhiều điểm trùng lặp hoặc bị mất của các dữ liệu khách hàng đến từ nhiều nguồn khác nhau. ERP chỉ có thể quản lý thông tin về tồn kho sản phẩm hoặc nhân sự trong công ty.
Qua đó, ta có thể thấy được CRM là một nền tảng dành cho doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả. Còn ERP sẽ giúp doanh nghiệp quản lý vận hành tốt hơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghệ số phát triển thì CRM là phần mềm mà bạn nên lựa chọn. EZSale cung cấp cho bạn giải pháp CRM giúp tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Hệ Thống Tích Hợp CRM Của EZSale Giúp Doanh Nghiệp Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Tốt Hơn
Khi bạn sử dụng hệ thống quản lý CRM của EZSale, bạn có thể tăng nhanh tốc độ tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, bạn còn nhận được một số lợi ích:
- Dữ liệu trên các kênh được đồng bộ trên một hệ thống duy nhất.Tạo ra tính nhất quán về thông tin khách hàng
- Thông tin được import tự động trên hệ thống. Sau đó sẽ phân chia tự động cho sale chăm sóc khách hàng
- Gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng tự động thông qua ZNS, SMS, MMS để giữ chân khách hàng
- Đánh giá năng lực nhân viên dựa trên báo cáo trên hệ thống
- Các nhân viên được giao KPI phù hợp với năng lực
- Các cuộc gọi có thể thực hiện ngay trên hệ thống
- Nội dung cuộc gọi được ghi âm lại để nhà quản trị có thể thực hiện việc kiểm soát tiến độ làm việc của nhân viên
- Báo cáo Real-time các hành vi khách hàng đối với các kênh của doanh nghiệp trong 30 phút gần nhất của khách hàng
Vậy là EZSale đã giải đáp giúp bạn ERP và CRM là gì?. Hy vọng bạn đã có lựa chọn để thực hiện quản trị doanh nghiệp tốt hơn. Liên hệ ngay EZSale qua Hotline: 098 154 9988 để được tư vấn và trải nghiệm.