10 Mẫu Kịch Bản Sale Tour Du Lịch Theo Loại Tour & Mục Đích
Trong ngành du lịch, việc thu hút khách hàng qua telesale đòi hỏi cách tiếp cận chuyên nghiệp, tinh tế và hiệu quả. Một kịch bản telesale tốt không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin về các tour du lịch mà còn phải tạo cảm hứng và thúc đẩy khách hàng quyết định đặt tour ngay trong cuộc gọi. Dưới đây là 10 mẫu và cấu trúc kịch bản sale tour du lịch cùng mẹo xử lý từ chối khéo léo mà EZSale mang đến cho bạn.
Mẫu Kịch Bản Sale Tour Du Lịch Theo Phân Loại Tour
Dù là tour nghỉ lễ, theo nhóm hay trong và ngoài nước, kịch bản tư vấn chuẩn chỉnh sẽ giúp khách hàng có được lựa chọn phù hợp nhất. Cùng tìm hiểu 4 mẫu kịch bản sale tour du lịch qua điện thoại hiệu quả theo từng loại tour dưới đây!
Mẫu kịch bản giới thiệu tour Dịp kỳ nghỉ lễ
Tình huống: Khuyến khích khách hàng đi du lịch vào mùa nghỉ lễ.
Nhân viên telesale:
“Chào anh/chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] từ công ty du lịch [tên công ty]. Sắp tới là dịp nghỉ lễ [tên nghỉ lễ], không biết anh/chị đã có kế hoạch gì cho thời gian nghỉ lễ này chưa ạ?”
(Lắng nghe phản hồi): “Nếu anh/chị chưa có kế hoạch cụ thể, em xin giới thiệu một tour rất hấp dẫn đến [tên địa điểm], với các hoạt động đón mừng nghỉ lễ vô cùng sôi động và phong phú. Đây là thời điểm tuyệt vời để vừa nghỉ ngơi, vừa tận hưởng không khí nghỉ lễ.”
“Hiện tại tour này đang có giá ưu đãi đặc biệt dành riêng cho dịp lễ, anh/chị có muốn em gửi thông tin chi tiết không ạ?”
Mẫu kịch bản tư vấn tour Trong nước cho khách có nhu cầu
Tình huống: Khách hàng quan tâm đến du lịch trong nước.
Nhân viên telesale:
“Chào anh/chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] từ công ty du lịch [tên công ty]. Em thấy anh/chị đang tìm hiểu về các tour du lịch trong nước. Không biết anh/chị đã có dự định đi đâu chưa ạ?”
(Nếu khách chưa có dự định cụ thể): “Bên em hiện có các tour đến [tên địa điểm nổi bật] – một trong những điểm đến rất hot mùa này. Tour này có lịch trình rất thoải mái và giá cả phải chăng, phù hợp cho cả gia đình lẫn nhóm bạn. Anh/chị có muốn tìm hiểu thêm không ạ?”
Mẫu kịch bản giới thiệu tour du lịch Nước ngoài
Tình huống: Khách hàng quan tâm đến tour quốc tế.
Nhân viên telesale:
“Chào anh/chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] từ công ty du lịch [tên công ty]. Em thấy anh/chị đang tìm kiếm các tour quốc tế, không biết anh/chị có dự định đi đâu trong thời gian tới không ạ?”
(Nếu khách hàng còn phân vân): “Hiện tại, bên em có các tour đến [tên quốc gia hoặc địa điểm], với lịch trình cực kỳ phong phú và nhiều hoạt động đặc sắc như [nêu các điểm nổi bật của tour]. Đặc biệt, bên em đang có chương trình giảm giá lớn cho những khách hàng đăng ký sớm. Anh/chị có muốn em tư vấn thêm về tour này không ạ?”
Mẫu kịch bản sale tour du lịch dành cho Gia đình/Nhóm bạn
Tình huống: Khách hàng đang tìm kiếm các tour du lịch phù hợp cho nhóm gia đình hoặc nhóm bạn.
Mở đầu:
“Chào anh/chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] từ công ty du lịch [tên công ty]. Em được biết anh/chị đang tìm kiếm một chuyến du lịch cho cả gia đình (hoặc nhóm bạn) trong thời gian tới, không biết anh/chị đã có địa điểm cụ thể nào trong kế hoạch chưa ạ?”
(Nếu khách chưa có kế hoạch rõ ràng): “Hiện tại, bên em có các tour rất phù hợp dành cho gia đình/nhóm bạn, đến những điểm đến nổi bật như [tên địa điểm du lịch]. Đặc biệt, lịch trình tour được thiết kế sao cho mọi thành viên, kể cả người lớn và trẻ nhỏ, đều có thể tham gia thoải mái. Anh/chị có muốn nghe thêm thông tin về tour này không ạ?”
Giới thiệu chi tiết về tour:
“Tour [tên tour] kéo dài [số ngày] ngày, bao gồm các hoạt động như tham quan danh lam thắng cảnh, vui chơi giải trí tại công viên chủ đề, các hoạt động thể thao biển, và có thời gian tự do để gia đình hoặc nhóm bạn tận hưởng kỳ nghỉ theo cách riêng của mình. Ngoài ra, chúng em còn cung cấp các dịch vụ dành riêng cho trẻ em và người lớn tuổi, giúp mọi người trong đoàn đều cảm thấy thoải mái.”
“Tour này bao gồm đầy đủ vé máy bay, khách sạn, bữa ăn và các dịch vụ vui chơi giải trí. Đặc biệt, nếu anh/chị đặt trước trong tuần này, sẽ được nhận ưu đãi giảm [mức giảm giá]% trên tổng giá tour cho nhóm từ [số người] trở lên.”
Gợi ý thêm tiện ích đi kèm:
“Ngoài ra, nếu anh/chị muốn tổ chức các buổi tiệc gia đình hoặc nhóm bạn trong chuyến đi, bên em có thể sắp xếp các bữa ăn đặc biệt, hoặc các hoạt động team-building cho nhóm. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để cả gia đình hoặc nhóm bạn có những trải nghiệm thật sự ý nghĩa cùng nhau.”
Kết thúc cuộc gọi và mời gọi khách đặt tour:
“Anh/chị nghĩ sao về tour này ạ? Nếu anh/chị có hứng thú, em sẽ gửi thông tin chi tiết về lịch trình và giá tour qua zalo ngay bây giờ, và em cũng có thể giữ chỗ cho nhóm mình mà không cần thanh toán ngay. Điều này sẽ giúp mình đảm bảo giữ được chỗ trong thời điểm ưu đãi này. Anh/chị thấy sao ạ?”
(Nếu khách còn phân vân): “Em hiểu, anh/chị có thể cần thêm thời gian để suy nghĩ và tham khảo thêm. Em có thể giữ chỗ cho mình trong 48 giờ mà không mất phí đặt cọc, và nếu anh/chị quyết định sớm hơn, mình sẽ không bị mất ưu đãi. Em sẽ gửi thêm thông tin qua zalo cho mình ngay nhé.”
Mẫu Kịch Bản Sale Tour Du Lịch Trong 6 Mục Đích Cuộc Gọi
Với 6 mục đích khác nhau như giới thiệu tour, tiếp cận khách, gọi lại, chăm sóc khách hàng,… việc xây dựng kịch bản sale tour du lịch phù hợp cho từng mục đích sẽ giúp telesale dễ dàng tạo ấn tượng và tăng hiệu quả bán hàng.
Mẫu kịch bản giới thiệu tour mới cho khách hàng tiềm năng
Tình huống: Khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ.
Nhân viên telesale:
“Alo, chào anh/chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] từ công ty du lịch [tên công ty]. Anh/chị có vài phút để em giới thiệu qua một số chương trình du lịch mới đang được rất nhiều khách hàng quan tâm không ạ?”
(Nếu khách đồng ý): “Cảm ơn anh/chị. Hiện tại, bên em đang có một số tour mới đến [tên địa điểm nổi bật], đây là một điểm đến rất được yêu thích gần đây với phong cảnh đẹp và các hoạt động trải nghiệm phong phú. Đặc biệt, nếu anh/chị đặt tour trước cuối tuần này, sẽ được giảm giá lên đến [mức giảm giá]%.”
“Không biết anh/chị đã có kế hoạch du lịch cho thời gian sắp tới chưa ạ? Em có thể tư vấn cụ thể hơn nếu anh/chị có nhu cầu.”
Lưu ý: Luôn hỏi khách có muốn nghe tiếp hoặc có nhu cầu ngay từ đầu để tránh làm phiền.
Mẫu kịch bản tiếp cận khách hàng sau khi nhận thông tin từ mạng xã hội
Tình huống: Khách hàng để lại thông tin trên mạng xã hội.
Nhân viên telesale:
“Chào anh/chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] từ công ty du lịch [tên công ty]. Em thấy anh/chị có để lại thông tin trên trang fanpage của bên em quan tâm đến tour [tên tour]. Không biết anh/chị đã có thêm thông tin về tour này chưa ạ?”
- (Nếu khách muốn tìm hiểu thêm): “Tour này hiện tại có rất nhiều ưu đãi và dịch vụ hấp dẫn, bao gồm [nêu các dịch vụ nổi bật như khách sạn, các bữa ăn, các điểm tham quan]. Nếu anh/chị đặt tour sớm, chúng em còn có ưu đãi giảm giá đến [mức giảm giá]%, đặc biệt là trong dịp [nêu sự kiện/khuyến mãi hiện tại]. Anh/chị có muốn em gửi chi tiết qua zalo hoặc tư vấn thêm ngay bây giờ không ạ?”
- (Nếu khách quan tâm nhưncg chưa quyết định): “Em có thể giữ chỗ cho anh/chị mà không cần thanh toán ngay, anh/chị có thể cân nhắc và quyết định sau. Điều này sẽ giúp mình không bỏ lỡ ưu đãi đặc biệt. Anh/chị có muốn giữ chỗ trước không ạ?”
Mẫu kịch bản gọi lại khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ
Tình huống: Khách hàng đã từng tham gia, sử dụng trải nghiệm tour.
Nhân viên telesale:
“Chào anh/chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] từ công ty du lịch [tên công ty]. Em nhớ anh/chị đã từng tham gia tour [tên tour] với chúng em vào [thời gian trước]. Không biết anh/chị có hài lòng với chuyến đi lần đó không ạ?”
(Lắng nghe phản hồi từ khách hàng): “Cảm ơn phản hồi của anh/chị. Em muốn chia sẻ thêm là hiện tại bên em đang triển khai một tour mới đến [tên địa điểm] với những ưu đãi đặc biệt chỉ dành cho khách hàng đã từng đi tour của chúng em. Đây là cơ hội tuyệt vời để anh/chị khám phá thêm những điểm đến thú vị với giá rất tốt.”
“Nếu anh/chị có hứng thú, em sẽ gửi thêm thông tin chi tiết và hỗ trợ anh/chị trong việc đặt tour. Anh/chị nghĩ sao ạ?”
Mẫu kịch bản push sale khi khách đã tìm hiểu về tour
Tình huống: Khách hàng đã gửi thông tin và tìm hiểu nhưng chưa quyết định đặt tour.
Nhân viên telesale:
“Alo, chào anh/chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] từ công ty du lịch [tên công ty]. Lần trước em có gửi thông tin về tour [tên tour] cho anh/chị, không biết anh/chị đã có thời gian xem qua chưa ạ?”
- (Nếu khách phản hồi tích cực): “Rất vui vì anh/chị đã quan tâm. Hiện tại, bên em đã gần hết chỗ cho tour này, nhưng nếu anh/chị quyết định đặt ngay hôm nay, bên em sẽ dành cho anh/chị một ưu đãi giảm giá [mức giảm giá]%. Anh/chị có muốn em hỗ trợ đặt giữ chỗ không ạ?”
- (Nếu khách còn phân vân): “Em hiểu, quyết định du lịch cần thời gian suy nghĩ. Tuy nhiên, em muốn báo trước là số chỗ của tour đang hạn chế, nên em đề xuất anh/chị có thể đặt cọc giữ chỗ trước, sau đó có thể thay đổi lịch trình nếu cần thiết. Anh/chị nghĩ sao ạ?”
Mẫu kịch bản gọi lại khách sau khi gửi báo giá tour
Tình huống: Đã gửi báo giá, khách chưa phản hồi.
Nhân viên telesale:
“Chào anh/chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] từ công ty du lịch [tên công ty]. Không biết anh/chị đã nhận được báo giá mà em gửi về tour [tên tour] chưa ạ? Em gọi để kiểm tra xem anh/chị có cần thêm thông tin gì hoặc có câu hỏi nào về lịch trình, dịch vụ không ạ?”
- (Nếu khách vẫn chưa quyết định): “Em hiểu, đây là một quyết định lớn và anh/chị cần thời gian để suy nghĩ. Tuy nhiên, hiện tại bên em chỉ còn vài chỗ cho tour này và em lo rằng nếu anh/chị để lâu hơn, chỗ có thể hết hoặc giá sẽ thay đổi. Anh/chị có muốn em giữ chỗ trước để đảm bảo không bị mất ưu đãi hiện tại không ạ? Giữ chỗ là miễn phí và anh/chị có thể quyết định sau.”
- (Nếu khách vẫn còn do dự): “Nếu anh/chị cần thêm thời gian, em có thể hỗ trợ cung cấp thêm thông tin chi tiết về lịch trình, các dịch vụ kèm theo, hoặc các tour khác phù hợp với yêu cầu của anh/chị hơn. Anh/chị nghĩ sao ạ?”
Mẫu kịch bản xử lý từ chối tham gia tour một cách nhẹ nhàng
Tình huống: Khách hàng từ chối vì chưa có nhu cầu.
Nhân viên telesale:
“Em hiểu, hiện tại anh/chị chưa có kế hoạch đi du lịch. Tuy nhiên, bên em thường xuyên có các chương trình ưu đãi cực kỳ hấp dẫn dành cho khách hàng thân thiết. Em có thể giữ liên lạc và gửi thông tin chương trình mới qua zalo hoặc gọi lại khi có các khuyến mãi tốt không ạ?”
Cấu trúc của một kịch bản sale tour du lịch hút khách
Mô hình IIPS Framework đã chứng minh được hiệu quả vượt trội trong việc tối ưu hóa quy trình bán hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực tư vấn tour du lịch.
Bạn có thể áp dụng mô hình này vào trong kịch bản sale tour du lịch với 4 bước chính:
- Introduction (Giới thiệu) – 5%: Chào hỏi, giới thiệu bản thân và công ty.
- Information gathering (Lắng nghe nhu cầu) – 45%: lắng nghe và nắm bắt rõ nhu cầu, mong muốn du lịch của khách hàng.
- Presenting (Đưa ra giải pháp) – 35%: đề xuất gói tour phù hợp, nêu rõ lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được.
- Say it back (Tóm tắt lại) – 15%: Tóm tắt lại những thông tin đã trao đổi và cam kết.
Giới thiệu (5%)
Phần mở đầu của cuộc gọi là bước vô cùng quan trọng, tạo ấn tượng đầu tiên và thiết lập sự chuyên nghiệp. Thay vì trả lời điện thoại bằng những lời chào đơn giản như “Alo?” hoặc “Xin chào”, việc giới thiệu bản thân và công ty ngay từ đầu sẽ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm rằng họ đã gọi đúng số và đúng nơi.
Ví dụ: “Chào anh/chị, tôi là [Tên nhân viên] từ công ty du lịch [Tên công ty]. Tôi có thể giúp gì cho anh/chị hôm nay?”
Lắng nghe nhu cầu (45%)
Sau khi giới thiệu xong, bước tiếp theo là thu thập thông tin từ khách hàng. Đây là phần quan trọng nhất của cuộc gọi, chiếm phần lớn thời lượng, nhằm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và các mong muốn cụ thể về chuyến đi. Việc hỏi những câu hỏi mở sẽ giúp khơi gợi thông tin từ khách hàng và tạo cơ hội để bạn tìm hiểu sâu hơn về sở thích của họ.
Nhân viên sale cần đặt các câu hỏi để tìm hiểu mục đích du lịch của khách hàng, nhóm du lịch (gia đình, bạn bè), và các yêu cầu đặc biệt như có trẻ em hoặc người cao tuổi đi kèm.
Ví dụ:
- “Anh/chị có dịp đặc biệt nào sắp tới không ạ? Kỷ niệm, nghỉ dưỡng hay chuyến đi gia đình?”
- “Trong nhóm của mình có bao nhiêu người tham gia, và có trẻ nhỏ hay người lớn tuổi không ạ?”
Đưa ra giải pháp (35%)
Sau khi đã có đầy đủ thông tin về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, bước tiếp theo là giới thiệu tour phù hợp. Phần này không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm mà còn cần kể chuyện và tạo cảm hứng cho khách hàng bằng cách mô tả chi tiết trải nghiệm mà họ sẽ có.
- Giới thiệu sản phẩm: Dựa vào thông tin đã thu thập, đề xuất những tour du lịch đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Mô tả rõ ràng về các hoạt động, lịch trình và dịch vụ đi kèm để khách hàng dễ dàng hình dung.
- Kể chuyện: Sử dụng kỹ thuật kể chuyện để làm tăng tính hấp dẫn và thuyết phục cho tour. Ví dụ, thay vì chỉ nói rằng tour bao gồm một chuyến trekking, hãy kể một câu chuyện về trải nghiệm tuyệt vời mà người tham gia có thể có được.
Ví dụ:
- “Dựa trên thông tin của anh/chị, tour [tên tour] đến [tên địa điểm] sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho cả gia đình. Ngoài việc tham quan các điểm nổi tiếng như [tên điểm], tour còn có các hoạt động vui chơi tại công viên giải trí, dịch vụ nghỉ dưỡng tại resort 5 sao và bữa tối BBQ ngoài trời.”
- “Nếu anh/chị thích mạo hiểm, chúng tôi cũng có tour leo núi tại [tên địa điểm], nơi anh/chị có thể trải nghiệm cảm giác chinh phục thiên nhiên với các hoạt động trekking, leo núi và ngắm toàn cảnh từ đỉnh.”
Upsell (Bán thêm dịch vụ): Sau khi giới thiệu sản phẩm chính, có thể gợi ý thêm các hoạt động hoặc dịch vụ bổ sung để tăng giá trị cho chuyến đi của khách hàng.
Tóm tắt (15%)
Trước khi kết thúc cuộc gọi, nhân viên cần tóm tắt lại thông tin về chuyến đi đã được thống nhất. Đây là bước giúp tránh các sai sót về ngày tháng, số lượng người hoặc các yêu cầu khác.
Nhân viên cần đọc lại toàn bộ thông tin về lịch trình, số lượng người, ngày khởi hành và các dịch vụ đi kèm.
Ví dụ: “Tôi xin xác nhận lại với anh/chị: Tour [tên tour] dành cho [số lượng người], khởi hành vào ngày [ngày tháng], bao gồm các hoạt động như [liệt kê hoạt động]. Anh/chị có cần bổ sung gì thêm không ạ?”
3 Lý do từ chối của khách và cách xử lý khi sale tour du lịch
Khi sale tour du lịch không thể tránh khỏi những trường hợp khách hàng từ chối. Sau đây là 3 lý do từ chối của khách hàng, nguyên nhân và cách xử lý khi tư vấn viên gặp phải.
Khách nói cần suy nghĩ, cân nhắc thêm
Nguyên nhân:
- Khách hàng cảm thấy chưa đủ thông tin để đưa ra quyết định.
- Khách hàng cần thêm thời gian để so sánh với các lựa chọn khác hoặc bàn bạc với người thân.
- Khách hàng có thể đang cân nhắc về vấn đề thời gian, lịch trình hoặc ngân sách.
Cách xử lý:
- Đừng gây áp lực cho khách hàng, hãy cho khách hàng thời gian nhưng luôn giữ sự quan tâm. Bạn có thể đề xuất một cuộc hẹn tiếp theo để giải đáp các khúc mắc mà khách hàng còn đang bận tâm.
- Cung cấp các ưu đãi hấp dẫn nếu khách hàng đặt sớm, nhưng vẫn tôn trọng thời gian suy nghĩ của họ.
- Hỏi thêm để hiểu rõ hơn những điều khách hàng còn băn khoăn, từ đó cung cấp thêm thông tin.
Khách nói giá quá cao, giá đắt
Nguyên nhân:
- Có thể khách hàng cảm thấy giá không tương xứng với những gì mà họ nhận được từ tour du lịch.
- Khách hàng đã tham khảo giá từ những công ty khác và thấy giá cao hơn.
- Khách hàng có ngân sách hạn chế và đang tìm kiếm những lựa chọn tối ưu hơn.
Cách xử lý:
- Nhấn mạng giá trị mà tour mang lại, ví dụ như những dịch vụ cao cấp, lịch trình độc đáo, hướng dẫn viên dày dặn kinh nghiệm, những điểm đến đặc biệt mà các tour khác không có,…
- Cung cấp các gói tour đa dạng phù hợp với từng ngân sách khác nhau hoặc đưa ra các chương trình khuyến mãi.
Khách không có thời gian đi vào thời điểm này
Nguyên nhân:
- Khách hàng bận rộn với công việc, gia đình hoặc các kế hoạch đã lên từ trước.
- Khách hàng chưa chắc chắn về thời gian nghỉ hoặc lịch trình không rõ ràng cho chuyến đi.
Cách xử lý:
- Hỏi thêm khách hàng về thời gian có thể sắp xếp để từ đó đề xuất các tour vào thời điểm phù hợp.
- Cung cấp các tour tương tự vào những ngày khác hoặc đưa ra các lựa chọn linh hoạt cho thời gian đi.
- Đề xuất các gói tour vào cuối tuần hoặc các tour ngắn ngày để khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn mà không ảnh hưởng nhiều tới lịch trình cá nhân.
Kết luận
Trên đây là chi tiết về cấu trúc một kịch bản sale tour du lịch và những mẫu kịch bản sale cho từng tình huống mà EZSale mang đến cho bạn đọc. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc xây dựng những kịch bản sale tour du lịch hấp dẫn, tăng tỷ lệ “chốt đơn” của khách hàng.