hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn Ezsale Ezsale

TELESALE Hay TELESALES Là Đúng? Bật Mí Những Bí Mật Về Ngành Nghề Này

0
(0)

Được biết đến là một hình thức mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh; telesales hiện nay đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, rất nhiều người hiện nay thắc mắc về cách viết chuẩn của từ ngữ này. Vậy telesale hay telesales là đúng? Hãy tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây cũng như những thông tin liên quan khác để hiểu rõ hơn về nghề.

Mục lục

Telesale Hay Telesales? Viết Thế Nào Mới Đúng?

Về bản chất, Telesale hay Telesales đều giống nhau. Nó được biết đến là hình thức bán hàng qua điện thoại. Đây là một giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng thông qua điện thoại. Nhờ đó có thể nắm bắt nhu cầu cũng như xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng nhanh chóng.

Hiện nay, thay vì tự xây dựng cho mình một đội ngũ telesale nhiều doanh nghiệp đã thuê dịch vụ telesales thuê ngoài để có cho mình chiến thuật bán hàng qua điện thoại hiệu quả nhất. Mặt khác, việc lựa chọn giải pháp bán hàng qua điện thoại sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng.

Telesale hay telesales là đúng

Khái Niệm Telesales Là Gì? 

Telesale là một nghề khá phổ biến, tuy nhiên để hiểu rõ về nghề không phải ai cũng biết. Hiểu đơn giản đây là một nghề mà nhân viên sẽ phải thực hiện nhiều cuộc gọi trong một ngày. Mục đích để thuyết phục khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán.

Để có thể chinh phục được khách hàng, các tư vấn viên cần dùng sự hiểu biết về thông tin sản phẩm, kỹ năng vốn có để khiến khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng sản phẩm. Đối với nghề telesale hầu hết doanh thu của nhân viên sẽ phụ thuộc vào doanh số mà nhân viên mang lại. Vậy nên, đây là một nghề khá áp lực và đòi hỏi nhiều kỹ năng.

Công Việc Chính Của Telesale Gồm Những Gì?

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực và đặc thù của từng doanh nghiệp, công việc của telesale sẽ được phân chia khác nhau. Tuy nhiên, tổng thể công việc sẽ bao gồm:

  • Nhận tập khách hàng từ bộ phận Marketing. Từ đó nhân viên sẽ phân chia theo nhu cầu, sở thích khách hàng, khu vực, tiềm năng,….
  • Dựa vào nguồn thông tin có sẵn, nhân viên sẽ liên hệ với khách hàng thông qua điện thoại. Căn cứ vào nhu cầu, telesale sẽ đưa ra cách tư vấn và thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm.
  • Nếu cuộc gọi của bạn thành công; khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm/dịch vụ thì telesale sẽ chủ động đưa ra lịch hẹn với đối phương. Có nhiều sản phẩm cần gặp mặt trực tiếp để khách hàng thêm tin tưởng trước khi tiến tới ký kết hợp đồng.
  • Bên cạnh việc nhận nguồn danh sách từ bộ phận marketing; nhân viên telesale cũng nên chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng để nâng cao hiệu quả công việc. Nhờ đó có thể mang về nhiều khách hàng hơn cho doanh nghiệp.
  • Tiếp nhận các cuộc gọi và giải đáp mọi câu hỏi; thắc mắc của khách hàng cho dù đó là khách hàng mới hay cũ.
  • Theo dõi kết quả công việc hàng ngày và báo cáo lại cho quản lý.

cong-viec-chinh-cua-telesale-gom-nhung-gi

Telesale Đóng Vai Trò Gì Đối Với Doanh Nghiệp?

1. Không tốn quá nhiều chi phí để quảng bá hình ảnh thương hiệu.

Khi thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm nhiều cách khác nhau để phủ sóng thương hiệu. Và một cách được nhiều đơn vị hiện nay lựa chọn đó chính là telesales. 

Được biết đến là giải pháp cầu nối mang sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với khách hàng thông qua điện thoại. Nhờ đó họ có thể nhận diện được thương hiệu của bạn, sản phẩm bạn đang bán là gì?,…

2. Tăng cao nhu cầu mua hàng từ khách.

Không chỉ mang thông tin sản phẩm tới khách hàng, telesales còn giúp kích thích nhu cầu mua sắm nếu doanh nghiệp của bạn có những chương trình: ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn. Điều này giúp những người không có thời gian đến cửa hàng vẫn có thể tiếp cận các sản phẩm.

3. Trả lời mọi thắc mắc từ khách hàng một cách nhanh chóng.

Trước khi quyết định trả phí để sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó khách hàng sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi khác nhau. Vậy nên, nhiệm vụ của telesales là cần kiên nhẫn lắng nghe để trả lời mọi thắc mắc từ khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất. 

Bên cạnh đó, có những vấn đề phát sinh khác khi khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm. Là một nhân viên telesale bạn cần tiếp nhận thông tin để nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề cho khách hàng.

Trả lời mọi thông tin khách hàng nhanh chóng

4. Giúp nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu khách hàng.

Nhờ bán hàng quan điện thoại, đội ngũ telesale có thể dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Với những khách hàng quan tâm họ sẽ đưa ra nhiều câu hỏi liên quan cũng như trò chuyện vấn đề sâu hơn. Tuy nhiên nếu khách hàng không có nhu cầu, họ sẽ lập tức cúp máy hoặc không nhiệt tình khi trò chuyện.

Việc có thể nắm bắt nhanh chóng nhu cầu từ khách hàng sẽ giúp nhân viên dễ dàng có chiến lược phù hợp để gia tăng doanh số;  mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.

Cách Để Trở Thành Nhân Viên Telesale Xuất Sắc.

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhân viên telesale bởi nghề này không yêu cầu bằng cấp cũng như trình độ quá cao. Tuy nhiên, để thành công và trở thành một nhân viên telesale giỏi đòi hỏi cần nắm chắc nhiều kỹ năng cũng như ứng xử linh hoạt. Cụ thể: 

1. Không ngừng học hỏi để bản thân có kiến thức chuyên sâu.

Trong vô số những cuộc gọi được thực hiện, không phải tất cả đều sẽ thành công. Có rất nhiều những khách hàng khó tính sẽ cáu gắt vì bị làm phiền. Thậm chí họ sẽ cúp máy ngay tức khắc khi bạn chưa kịp nói,…Điều này khiến tâm lý nhân viên telesale sẽ rất chán nản và muốn bỏ cuộc. 

Vậy nên thay vì suy nghĩ tiêu cực, bạn cần nỗ lực học hỏi không ngừng. Hãy thường xuyên nâng cao hiểu biết bằng cách trau dồi kiến thức để tạo sức hút với khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể học hỏi kỹ năng từ chính đối thủ của mình để hoàn thiện những thiếu sót của bản thân. Lâu dần bạn sẽ có những kinh nghiệm quý báu không phải nhân viên nào cũng có.

2. Luôn kiên trì với nghề.

Nhược điểm của nghề bán hàng qua điện thoại đó là khách hàng không thể trực tiếp nhìn thấy sản phẩm. Họ chỉ có thể cảm nhận thông qua những lời giới thiệu từ bạn. Vậy nên bạn cần kiên trì cũng như nhiệt tình để lắng nghe; giải thích rõ ràng cho khách hàng hiểu.

Hãy cố gắng giải thích những vướng mắc từ khách hàng một cách từ tốn và lịch sự nhất. Chính lời nói và ngữ điệu khi trò chuyện với khách hàng sẽ là yếu tố quyết định họ có tin tưởng và lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp hay không.

4. Đặt mục tiêu cho bản thân.

Bán hàng qua điện thoại vốn là một công việc khó khăn và không dễ để thành công. Vậy nên để thành công thì tự mỗi nhân viên cần đưa ra KPI riêng cho mình và cố gắng để hoàn thành được mục tiêu đó.

Bên cạnh đó đây là một nghề có tính đào thải cao, độ cạnh tranh lớn. Vậy nên việc có được một mục tiêu cho mình trong nghề sẽ là cách để bạn có được động lực cố gắng và phát triển sự nghiệp của mình được tốt hơn.

dat-muc-tieu-cho-ban-than-va-co-gang-hoan-thanh-tot

5. Biết nắm bắt tâm lý khách hàng.

Việc nắm bắt được mong muốn của khách hàng là yếu tố quyết định để thuyết phục đối phương lựa chọn sản phẩm của bạn. Có thể mục đích ban đầu chỉ để thoả mãn bản thân nhưng khách hàng lại là người bỏ tiền ra để lựa chọn những thứ tốt nhất.

Để bán được hàng nhân viên cần nắm bắt được tâm lý đối phương một cách nhanh chóng. Việc hiểu được những yêu cầu của khách hàng? khó khăn đối phương gặp phải? sẽ là cách nhanh nhất để bạn giúp họ giải quyết vấn đề. Từ đó việc bán hàng qua điện thoại sẽ trở nên dễ dàng thành công  hơn.

6. Yêu nghề và nhiệt tình trong công việc.

Bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy; nếu muốn thành công thì đam mê là điều không thể thiếu. Đặc biệt hơn khi telesale là một nghề mang tính đặc thù. Nghề này đòi hỏi nhân viên cần phải giao tiếp, trò chuyện nhiều. Thậm chí cần phải kiên trì và nhẫn nại lắng nghe mọi phản hồi tích cực hoặc tiêu cực từ phía khách hàng.

Không chỉ vậy, những áp lực về KPI cũng khiến nhiều nhân viên căng thẳng. Vì vậy, nếu không có lòng đam mê và sự nhiệt huyết thì sẽ rất khó để thành công và gắn bó lâu dài với nghề.

5 Sai Lầm Telesale Tuyệt Đối Không Được Mắc Phải.

1. Nói ngọng hoặc giọng nói mang tính địa phương.

Một trong những yếu tố thu hút khách hàng ngay từ giây đầu tiên đó chính là giọng nói. Vậy nên sẽ thật sai lầm nếu trong quá trình trò chuyện với khách hàng mà giọng nói của bạn ngọng hoặc mang tính địa phương. 

Điều đó không chỉ mang đến sự khó chịu cho khách hàng mà còn khiến tỷ lệ tắt máy cao. Vậy nên để mang lại sự thành công đối với nghề telesale thì đây là điều cơ bản cần có của bất kỳ  nhân viên nào.

2. Chen ngang lời khách hàng khi đang trò chuyện.

Trong quá trình bán hàng sẽ có rất nhiều người đưa ra những ý kiến trái chiều khác nhau. Điều đó có thể đúng hoặc sai. Tuy nhiên, dù ý kiến là gì thì bạn cũng tuyệt đối không nên ngắt lời khách hàng khi họ đang nói. 

Việc làm đó không những tạo ấn tượng xấu; thiếu sự tôn trọng dành cho cho đối phương mà còn khiến họ mất đi thiện cảm tốt dành cho bạn cũng như doanh nghiệp mà bạn đang làm việc. Vậy nên, dù ý kiến khách hàng như thế nào thì bạn cũng nên lắng nghe phản hồi từ họ. Tuyệt đối không nên ngắt lời khi họ đang nói.

3. Xử lý vấn đề không khéo léo khi khách hàng từ chối.

Trong quá trình làm nghề bạn sẽ gặp không ít trường hợp khách hàng từ chối. Vậy nên thay vì lúng túng trong cách giải quyết tình huống bạn cần khéo léo và bình tĩnh để đưa ra cách giải quyết tốt nhất. 

Hãy cố gắng đặt ra những câu hỏi đánh trúng tâm lý đối phương để kéo dài cuộc trò chuyện. Thậm chí bạn cũng có thể đưa ra cho khách hàng những lựa chọn mang đến ưu thế cho đối phương.  Từ đó có thể thuyết phục khách hàng từ từ. Sự thông minh và tinh tế từ bạn sẽ được biết đến là điểm cộng tuyệt đối để tạo nên sức hút với đối phương.

4. Tạo mối quan hệ thân thiết quá mức đối với khách hàng.

Khi trò chuyện với khách hàng, việc bạn xây dựng mối quan hệ với họ là việc làm cần thiết. Tuy nhiên mọi thứ nên dừng lại ở mức vừa phải; cần tránh việc thân thiết quá mức.

Đôi khi chính việc làm đó khiến bạn quên đi mất mục đích chính của mình; Thậm chí khó để mở lời chào hàng với đối phương. Điều này sẽ khiến bản thân bị rơi vào bế tắc.

5. Phụ thuộc quá nhiều vào kịch bản có sẵn.

Dù là nhân viên mới hay lâu năm trong nghề thì việc có cho mình một kịch bản sẵn là điều cần thiết. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa bạn được phép phụ thuộc vào nó hoàn toàn.

Việc lên một kịch bản sẵn cho phép bạn sẽ không bỏ qua bất kỳ thông tin quan trọng nào cần khai thác. Giúp bản thân ở thế chủ động hơn khi rơi vào những tình huống khó khăn cũng như linh hoạt hơn khi trả lời mọi thắc mắc từ khách hàng.

Telesale phụ thuộc quá nhiều vào kịch bản

Mặc dù vậy nhưng khi trò chuyện bạn nên mang lại cảm giác tự nhiên, thoải mái nhất cho khách thay vì đọc theo quy trình bạn đã xây dựng. Khách hàng luôn là những người thông minh để nhận ra bạn có đang sử dụng kịch bản hay không. Vậy nên hãy mang đến cho khách hàng cảm giác gần gũi; thoải mái nhất có thể.

Công Việc Telesale Mang Đến Những Cơ Hội Gì Cho Bản Thân.

1. Mở rộng cho bản thân nhiều cơ hội mới.

Telesale được biết đến là một nghề đòi hỏi phải chịu áp lực cao. Bạn không chỉ phải đáp ứng đủ KPI từ phía doanh nghiệp; thực hiện nhiều cuộc gọi liên tiếp trong một ngày; tiếp xúc với nhiều khách hàng có tính cách khác nhau,… Mặt khác bạn cũng cần có kỹ năng xử lý tình huống, giao tiếp tốt để chinh phục khách hàng. 

Mặc dù khó khăn, gian nan là vậy nhưng đổi lại bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để bản thân phát triển khi sẽ có nhiều kỹ năng cho bản thân. Cơ hội được tiếp xúc cũng như gây dựng mở rộng mối quan hệ cho bản thân. Đặc biệt giúp bản thân rèn luyện được tính kiên trì và bền bỉ.

2. Có thu nhập ổn định.

Thông thường, mức lương của một nhân viên telesale sẽ tương đương với nhân viên kinh doanh thương mại. Công việc của telesale sẽ gồm 2 lương: lương cố định + % hoa hồng khi kéo khách hàng về cho doanh nghiệp. Trung bình thu nhập của một nhân viên sale sẽ dao động từ 5 – 30 triệu. Điều này sẽ phụ thuộc vào năng lực cũng như kinh nghiệm thâm niên trong nghề.

3. Có được những mối quan hệ cho bản thân.

Việc giao tiếp với nhiều khách hàng sẽ là cách để bản thân có thêm cho mình những mối quan hệ. Vậy nên, nếu khéo léo và tinh tế bên cạnh việc có cho mình mối quan hệ tốt bạn cũng sẽ có được tệp khách hàng trung thành. 

Đặc biệt hơn, chính những khách hàng đó cũng sẽ mang lại cho bạn nguồn thông tin tiềm năng. Thậm chí bạn cũng sẽ có thêm những kiến thức, vốn sống và kinh nghiệm từ chính khách hàng. Nhờ đó, bản thân bạn sẽ dần trở nên hoàn thiện hơn.

Thu Nhập Của Nhân Viên Telesale Hiện Nay Là Bao Nhiêu?

thu-nhap-cua-nhan-vien-telesale-hien-nay

Đối với bất kỳ ngành nghề nào mức lương của bạn sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm có được. Tuy nhiên đối với nghề telesale mức lương sẽ được tính như sau:

Trường hợp 1: Nhân viên mới ra trường.

Đối với những nhân viên mới ra trường đồng nghĩa họ còn non kinh nghiệm. Vậy nên những kỹ năng về ứng xử, giao tiếp sẽ còn kém. Đòi hỏi doanh nghiệp cần dành thời gian để trau dồi kỹ năng cho họ. Thông thường, mức lương dao động cho nhân viên này sẽ rơi vào 4 – 5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, sau quá trình đào tạo, bạn chứng minh được năng lực thì mức lương sẽ thay đổi. Bạn sẽ được trả công đúng với những gì mình bỏ ra. Mặc dù nhận về mức lương không cao nhưng trên thực tế đây là mức lương trung bình mà nhân viên sẽ nhận được khi chưa có quá nhiều kinh nghiệm cho bản thân. 

Trường hợp 2: Nhân viên có kinh nghiệm trong nghề.

Không với trường hợp 1, khi bạn có kinh nghiệm lâu năm trong nghề thì mức lương sẽ cao hơn. Nó sẽ được dao động trong khoảng 8 triệu – 10 triệu. 

Mặt khác, bên cạnh mức lương cơ bản có thể nhận về hàng tháng; nhân viên telesale có thể nhận về mức lương 20 triệu/tháng nếu kéo được nhiều khách hàng về cho doanh nghiệp.

Mặt khác, nếu cố gắng thăng tiến trong sự nghiệp; khiến bản thân trở thành leader thì mức lương cơ sẽ khoảng 15 triệu trở lên chưa kể % hoa hồng nhận được. Tuy nhiên, để có thể nhận được mức lương này đòi hỏi kinh nghiệm sẽ từ 3 – 5 năm. Ngoài ra sẽ kèm theo cả những kinh nghiệm về: quản lý và xử lý tình huống linh hoạt.

Telesale Cần Làm Gì Để Chinh Phục Khách Hàng?

1. Lên kịch bản nội dung trước khi gọi điện cho khách hàng.

Việc chuẩn bị một kịch bản mẫu sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp dành cho bất kỳ nhân viên telesale nào. Bên canh đó cuộc trò chuyện cũng được trở nên thuận lợi hơn. Nội dung của một kịch bản mẫu sẽ gồm: thông tin cần khai thác ở đối phương, những câu hỏi khách hàng băn khoăn, hoặc thậm chí là những trường hợp phản ứng tiêu cực mà khách hàng mang lại.

Nhờ có kịch bản có sẵn nhân viên sẽ chủ động hơn trong nhiều tình huống bất ngờ. Đặc biệt, nhân viên sẽ  không bị bỏ sót bất kỳ thông tin quan trọng nào. Việc chuẩn bị kịch bản càng chi tiết càng cho thấy tỷ lệ thành công cuộc gọi sẽ càng cao.

Chuẩn bị kịch bản chi tiết

2. Luyện tập trước khi gọi điện.

Nếu bạn là nhân viên mới thì việc tập luyện trước sẽ giúp tự tin và tránh lỗi cơ bản. Khi gọi cho khách bạn chính là đại diện cho thương hiệu đó nên đừng để xảy ra sai lầm.

Bạn có thể tập luyện cùng những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Nhờ họ góp ý cũng như chỉnh sửa những điều chưa tốt. Hãy nhờ họ đóng vai khách hàng, đưa cho bạn những tình huống, câu hỏi có thể xảy ra. Nhờ đó bạn sẽ có thêm kinh nghiệm cũng như phản ứng tình huống được tốt hơn.

3. Giải quyết khéo léo khi khách hàng nói “KHÔNG”.

Việc nhận lời từ chối của khách hàng là điều không thể tránh khỏi đối với nghề telesale. Có những khách hàng sẽ từ chối rất nhẹ nhàng nhưng có những người lại rất gay gắt. Vậy nên xử lý tình huống đó khéo léo là cả một nghệ thuật.

Nếu bạn là một nhân viên thông minh và có kinh nghiệm trong nghề; bạn sẽ biết cách đặt câu hỏi khéo léo và tinh tế để kéo dài cuộc trò chuyện hai bên. Thậm chí đưa ra cách xử lý phù hợp để đánh bại tâm lý “không muốn mua” của khách hàng.

4. Lắng nghe khách hàng trong mọi trường hợp.

Trong bất kỳ một cuộc trò chuyện nào, việc bạn lắng nghe mọi ý kiến; chia sẻ từ đối phương không chỉ để lại ấn tượng đẹp mà còn là cách họ tôn trọng bạn. Khi bạn lắng nghe và thấu hiểu mọi nhu cầu, mong muốn của khách; họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng cũng như cảm nhận được sự chân thành. Từ đó gia tăng cơ hội bán hàng và có được cho mình một cuộc telesales thành công.

luon-lang-nghe-de-hieu-mong-muon-cua-khach-hang-trong-moi-truong-hop
5. Gây ấn tượng với lời mở đầu câu chuyện.

Không phải khách hàng nào cũng sẽ dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe bạn. Có rất nhiều trường hợp khách hàng từ chối cuộc gọi của bạn ngay từ những giây đầu tiên. Vậy nên để níu giữ cuộc trò chuyện được lâu, nhân viên cần biết gây ấn tượng bằng lời chào.

Hãy cố gắng tạo ấn tượng nhờ lợi thế giọng nói ấm áp, truyền cảm để thu hút đối phương. Chỉ như vậy khách hàng mới dành thời gian để lắng nghe bạn giới thiệu thông tin về sản phẩm.

6. Tự rút ra kinh nghiệm sau mỗi cuộc gọi với khách hàng.

Khi kết thúc mỗi cuộc gọi với khách hàng, để bản thân được trưởng thành và có những kinh nghiệm quý báu thì việc tự đúc kết và ghi lại những lưu ý sẽ là cách nhanh nhất để bản thân được thành công.

Việc đúc rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc gọi sẽ giúp bản thân nắm được điểm mạnh và điểm yếu. Từ đó bản thân sẽ xác định được mục tiêu và hướng đi phù hợp trong công việc.

Ngoài ra, một trong những cách khiến bản thân nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng, kinh nghiệm đó là học hỏi từ chính những đồng nghiệp từ công ty. Với những người lâu năm trong nghề họ sẽ có cách giải quyết và định hướng phù hợp trong nghề. Dần dần, chính những tích lũy đó bạn sẽ hoàn thiện bản thân và trở nên thành công trong nghề.

Lời Kết.

Trên đây là tất cả những bật mí về nghề telesale cũng như giải đáp thắc mắc telesale hay telesales là đúng. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ có thêm cho mình những kinh nghiệm để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp cũng như chinh phục khách hàng được dễ dàng hơn.

Việc tìm kiếm được nguồn khách hàng tiềm năng không hề dễ dàng. Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng còn khó hơn gấp nhiều lần. Bởi vậy, doanh nghiệp và nhân viên chăm sóc khách hàng cần có những chiến lược hiệu quả riêng.

Với đội ngũ telesale online tại EZSale có kinh nghiệm trong nghề, được đào tạo thường xuyên và đầy đủ về nghiệp vụ, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm với tỉ lệ thành công cao hơn so với việc tự tuyển dụng và đào tạo đội ngũ riêng cho mình. Đặc biệt, giảm rủi ro cho doanh nghiệp khi chuyển đổi hình thức bán hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 098 154 9988 để nhận được những dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại hiệu quả nhất!

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

As you found this post useful...

Follow us on social media!