Customer Data Platform Để Làm Gì? Các Giai Đoạn Triển Khai CDP Hiệu Quả Dành Cho Doanh Nghiệp
Customer Data Platform để làm gì? Customer Data Platform (CDP) là nền tảng thu thập và quản trị dữ liệu khách hàng bên thứ nhất. Những dữ liệu này chỉ doanh nghiệp mới có thể sử dụng. Dữ liệu khách hàng được thu thập và import vào một hệ thống quản lý duy nhất. Nó cho phép các hệ thống khác truy cập cùng lúc để theo dõi và cập nhật thông tin khách hàng.
Phần mềm CDP giúp bạn xây dựng bức tranh hoàn chỉnh về chân dung khách hàng. Doanh nghiệp có thể có cái nhìn bao quát hơn về khách hàng. Đồng thời, nó cũng tạo ra hồ sơ khách hàng 360 độ. Đây còn được biết tới là chế độ xem khách hàng duy nhất. Các hoạt động marketing mang lại hiệu quả cao, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Cùng EZSale tìm hiểu Customer Data Platform để làm gì thông qua bài viết này nhé.
Doanh Nghiệp Sử Dụng Customer Data Platform Để Làm Gì?

Doanh Nghiệp Sử Dụng Customer Data Platform Để Làm Gì?
Customer Data Platform hay viết tắt là CDP có thể bạn đã nghe qua, nhưng để hiểu rõ lợi ích mà nó đem lại.
Vậy Customer Data Platform là gì? Công nghệ CDP để làm gì? Phần mềm CDP để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu lợi ích doanh nghiệp nhận được ngay bên dưới!
Tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa.
CDP giúp doanh nghiệp có thể xây dựng một kết nối mạnh mẽ. Kết nối với khách hàng trong thời gian nhanh hơn nhiều. Quá trình phân tích khách hàng và import dữ liệu được tự động. Được thực hiện trên một kênh duy nhất. Điều này là tính năng nổi bật của CDP.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng đầu tư ít hơn vào việc thu thập dữ liệu. Bằng cách tập hợp dữ liệu về khách hàng được thu thập và lưu trữ ở những nơi riêng biệt. Những dữ liệu này bao gồm cả dữ liệu ẩn danh từ trước khi họ chuyển đổi. Bạn có thể thực hiện cá nhân hóa tới từng khách hàng nhanh chóng.
Tăng hiệu quả marketing
Hoạt động ẩn danh được tích hợp với các hồ sơ khách hàng đã biết. Giúp bạn dành ít thời gian hơn cho tham chiếu chéo thông tin khách hàng. Những dữ liệu trùng lặp hoặc thiếu sót được cập nhật và chỉnh sửa liên tục tạo nên hồ sơ khách hàng hoàn thiện.
Ngoài ra, CDP còn mang tới hiệu quả trong việc gắn kết khách hàng, tạo khách hàng trung thành.
- Tăng tỷ lệ tham gia: Cá nhân hóa khách hàng có thể giúp bạn tăng tỷ lệ tham gia khảo sát. Khách hàng có thể đăng ký, cung cấp thông tin mang lại dữ dữ liệu có độ chuẩn xác cao.
- Cải thiện tỷ lệ tham gia: Khách hàng sẽ có nhiều khả năng tham gia tương tác tích cực với các hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Các chiến dịch như email, bài đăng trên social media, cuộc gọi … sẽ giúp họ cảm thấy phù hợp với bản thân hơn.
- Cải thiện conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi): Cá nhân hóa có thể trực tiếp cải thiện hiệu quả chiến dịch truyền thông. Với các chiến lược abandoned cart email, nhiều người sẽ quay trở lại với các giỏ hàng bị bỏ rơi. Họ có thể xem lại giỏ hàng hoặc thêm các sản phẩm yêu thích. Điều này làm tăng giá trị đơn hàng và việc thực hiện mua hàng được bổ sung nhanh chóng hơn.
- Giữ chân khách hàng: Việc tạo ra khách hàng trung thành luôn là điều nhiều doanh nghiệp đang thực hiện. Cá nhân hóa cho phép bạn tạo ra mối quan hệ sâu sắc, có ý nghĩa với khách hàng. Điều này gia tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng hiệu quả mà lại tốn ít chi phí.
Từng Vị Trí Yêu Câu Kỹ Năng Xây Dựng & Vận Hành CDP Là Gì?

Từng Vị Trí Yêu Câu Kỹ Năng Xây Dựng & Vận Hành CDP Là Gì?
Để hiểu rõ cách vận hành CDP thì bạn cần nắm rõ CDP là gì, nó là một nền tảng mới nên cho dù bạn đã hiểu rõ khái niệm về CDP thì cũng không dễ dàng sử dụng nó. Không giống như một số nền tảng dữ liệu khác CDP được tạo ra chủ yếu với mục đích tiếp thị. Để tận dụng tối đa chức năng của CDP, một doanh nghiệp nên có ba vai trò chính sau:
- Marketer: người hiểu biết về thị trường và có thể đề xuất phương thức vận hành, sử dụng CDP phù hợp nhất với doanh nghiệp.
- Nhân viên Công nghệ thông tin (IT): Người hỗ trợ trong giai đoạn phát triển CDP. Họ cần biết và có thể quản lý các tác vụ có trong CDP như webhook. Triển khai các đề xuất trên web và thiết lập email. Hơn nữa, cũng cần nắm rõ kiến thức về HTML, CSS và Javascript để xây dựng các weblayers mạnh mẽ.
- Analytical Person: một người làm việc với dữ liệu lâu dài.Họ cần biết những gì cần theo dõi trên tổng quy trình làm việc. Hiểu và phân tích thử nghiệm các phương án để tạo ra những chiến dịch hiệu quả. Đồng thời, báo cáo kết quả dữ liệu cho các marketer để họ tiến hành sửa đổi, chăm sóc chiến dịch nhanh chóng.
4 Giai Đoạn Chuẩn Để Thiết Lập CDP

4 Giai Đoạn Chuẩn Để Thiết Lập CDP
Giai đoạn 1: Lên kế hoạch CDP để làm gì?
Trước khi doanh nghiệp quyết định sử dụng CDP cần phải thực hiện bước lên kế hoạch. Bước này giúp doanh nghiệp xác định kế hoạch thực hiện trong quá trình sử dụng CDP. Giai đoạn này bao gồm:
- Thiết lập phạm vi dự án: mô tả mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp. Quy trình tích hợp và thiết lập CDP vào hoạt động doanh nghiệp. Đồng thời, dự đoán đặt mục tiêu kết quả đầu ra.
- Lựa chọn các thông tin để theo dõi: lựa chọn các thông tin cần thu thập từ khách hàng để theo dõi. Tạo ra những chương trình tiếp thị, sự kiện để theo dõi hành vi khách hàng.
Giai đoạn 2: Giai đoạn tích hợp CDP.
Tích hợp CDP vào hệ thống dữ liệu khách hàng giúp bạn kết nối nhanh chóng dữ liệu online và offline. Điều này giúp bạn xác định và phân tích hoạt động khách hàng tiềm năng nhanh hơn.
Khi tích hợp CDP, mỗi khách hàng sẽ được mã hóa một ID riêng để tiện cho quá trình theo dõi thông tin. Dữ liệu này sẽ giúp bạn phân khúc khách hàng hiệu quả. Các chiến dịch và thông điệp gửi tới khách hàng đều được cá nhân hóa và hơn thế nữa.
Các hành vi của khách hàng như click, mua hàng… được theo sát và thống kê nhanh chóng. Bạn sẽ nhận được bức tranh miêu tả khách hàng hoàn chỉnh. Quá trình tiếp cận và chăm sóc khách hàng được tối ưu hơn. Đồng thời, dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn cũng được tích hợp vào nền tảng CDP nhanh chóng hơn.
Ngoài ra khi bạn tích hợp hệ thống CDP của EZSale thì dữ liệu của bạn sẽ đổ về một hệ thống duy nhất. Thông tin khách hàng được sắp xếp theo trình tự, dữ liệu được lưu trữ lâu dài.
Giai đoạn 3: Giai đoạn tích hợp với công cụ của bên thứ ba.
CDP là một nền tảng đa dụng. Bạn có thể sử dụng CDP độc lập hoặc tích hợp nó với nhiều nền tảng khác. Một số nền tảng có thể tích hợp với CDP như:
- Tích hợp ESP.
- Nền tảng đề xuất, tối ưu website.
- Nền tảng phân tích và dự đoán.
- Nền tảng tiếp thị bằng thiết bị di động.
- Nền tảng kinh doanh thông minh.
- Nền tảng quảng cáo.
Tuy nhiên, bạn không cần thực hiện hành động tích hợp đối với nền tảng trải nghiệm và dữ liệu khách hàng (CDPX). Nền tảng này có khả năng tự động hóa tiếp thị và phân tích.
Giai đoạn 4: Giai đoạn triển khai CDP.
Khi CDP không được tích hợp tích hợp với các nền tảng phân tích dữ liệu thì sẽ gặp phải một số sự cố như:
- Công nghệ khác nhau dẫn tới sự xung đột trong khi phân tích dữ liệu.
- Điều phối đa kênh gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều hồ sơ người dùng dẫn tới phản hồi chậm trễ.
- Luồng dữ liệu đơn hướng.
Những vấn đề này sẽ làm cho khách hàng có trải nghiệm không tốt với doanh nghiệp. Bạn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc quản trị thông tin khách hàng. Thấu hiểu được nỗi đau này, EZSale mang tới cho bạn Hệ thống CDP giúp bạn quản trị dữ liệu hiệu quả.
Hệ Thống CDP Của EZSale – Tối Ưu Hoạt Động Quản Trị Dữ Liệu Khách Hàng Dành Cho Doanh Nghiệp.
Công nghệ khác nhau của các nền tảng dễ dàng tạo nên sự xung đột khi phân tích dữ liệu khách hàng. Tuy nhiên, với Hệ thống CDP của EZSale thì điều này được giải quyết nhanh chóng. Ngoài ra, hệ thống CDP còn mang lại cho bạn những lợi ích tuyệt vời.

Hệ Thống CDP Của EZSale – Tối Ưu Hoạt Động Quản Trị Dữ Liệu Khách Hàng Doanh Nghiệp.
Giai đoạn 1:
- Thiết lập các trường thông tin cần thu thập từ khách hàng.
Giai đoạn 2:
- Tích hợp thông tin khách hàng đa kênh như ZNS, MMS, Website, Landing Page…và tự động import thông tin vào một hệ thống duy nhất.
- Data khách hàng sẽ được phân chia cho nhân viên sale để họ có thể tiến hành gọi điện tư vấn.
Giai đoạn 3:
- Thông tin khách hàng được thống nhất, doanh nghiệp có thể gửi tới khách hàng những tin nhắn chăm sóc khách hàng tự động.
- Quy trình chăm sóc khách hàng được cá nhân hóa, tăng trải nghiệm khách hàng.
Giai đoạn 4:
- Nhân viên sale có thể gọi điện trực tiếp trên hệ thống, tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
- Đánh giá năng lực nhân viên sale nhanh chóng và giao KPI phù hợp với từng cá nhân.
- Các cuộc gọi với khách hàng đều được ghi âm lại giúp nhà quản trị quản lý nhân viên hiệu quả.
- Báo cáo Realtime giúp doanh nghiệp liên tục cập nhật hành trình khách hàng trong 30 phút gần nhất.
Kết Luận.
Qua bài viết trên, EZSale đã giúp bạn hiểu rõ hơn Customer Data Platform để làm gì. Nếu doanh nghiệp bạn vẫn đang loay hoay với việc quản trị dữ liệu thì hãy tìm đến EZSale ngay hôm nay. Liên hệ hotline: 098 154 9988 để được tư vấn chi tiết.