hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn Ezsale Ezsale

Khách Hàng Tiềm Năng Là Gì? Cách Xác Định Khách Hàng Tiềm Năng Hiệu Quả

4.2/5 - (12 bình chọn)

Đối với các doanh nghiệp ngoài việc đưa ra được các chiến lược marketing hiệu quả thì việc tìm kiếm cho mình những khách hàng tiềm năng là vô cùng quan trọng. Vậy khách hàng tiềm năng là gì? Liệu có phương pháp nào để gia tăng khách hàng tiềm năng hay không? Chăm sóc khách hàng tiềm năng như nào cho hiệu quả? Hãy cùng EZSale đi giải đáp các thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Khách Hàng Tiềm Năng Là Gì? 

Đầu tiên, hãy cùng EZSale tìm hiểu về khách hàng tiềm năng là gì?

Khách hàng tiềm năng (Potential Customers) là những cá nhân hoặc tổ chức có tiềm năng trở thành khách hàng thực sự của bạn trong tương lai.

Đây là những người hoặc tổ chức có một số đặc điểm chung cho thấy họ có khả năng quan tâm và mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn trong tương lai gần hoặc xa. Và họ sẽ phải có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ đó. 

Họ có thể là những người chưa trả tiền để mua sản phẩm nhưng có nhu cầu quan tâm và muốn sở hữu sản phẩm/dịch vụ đó. Hoặc là những người cần thêm thời gian tìm kiếm thêm thông tin về sản phẩm rồi mới quyết định mua. Với những nhóm người này doanh nghiệp có thể tiếp cận, làm gia tăng khách hàng mục tiêu và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình để từ đó gia tăng doanh thu.

Khách hàng tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thị và bán hàng của một doanh nghiệp. Bằng cách nhận diện và tương tác với khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, bạn có thể tăng cơ hội chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự và phát triển doanh số bán hàng của mình.

Tìm kiếm data khách hàng không giới hạn chỉ với 66.000 VNĐ/ngày!


    Khách hàng tiềm năng là gì?

    Khách hàng tiềm năng là gì?

    Thế Nào Là Khách Hàng Tiềm Năng? Các Yếu Tố Xác Định Khách Hàng Tiềm Năng Là Gì?

    Khách hàng tiềm năng là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của mọi doanh nghiệp, và việc hiểu rõ về họ giúp bạn tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị để thu hút và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng xác định được thế nào là khách hàng tiềm năng thực sự. Dưới đây là một số yếu tố mà bạn có thể tham khảo: 

    1. Sự quan tâm: Khách hàng có thể đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn qua việc tìm kiếm thông tin, thăm trang web của bạn, thích hoặc theo dõi fanpage facebook, hoặc tham gia vào các hoạt động tiếp thị của bạn.
    2. Tương tác: Việc tương tác với nội dung của bạn trên mạng xã hội, như like, comment, hoặc chia sẻ bài viết, có thể là một dấu hiệu cho thấy họ quan tâm đến những gì bạn đang cung cấp.
    3. Phản hồi: Những phản hồi tích cực từ khách hàng tiềm năng khi họ trò chuyện với bạn, đặt câu hỏi, hoặc tham gia vào các hoạt động tương tác có thể cho thấy họ có sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
    4. Thông tin cá nhân: Thông tin cá nhân như địa chỉ email, số điện thoại hoặc thông tin liên lạc khác mà họ cung cấp cho bạn có thể giúp bạn tiếp tục tương tác và phát triển mối quan hệ kinh doanh với họ.

    Tuỳ từng loại hình, lĩnh vực hoạt động của công ty mà mỗi doanh nghiệp có thế có những cách xác định khác nhau.

    Sự Khác Nhau Của Khách Hàng Mục Tiêu Và Khách Hàng Tiềm Năng

    Hiện nay có nhiều người thường nhầm lẫn khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là một. Nhưng thực tế khách hàng tiềm năng chỉ là một phần nhỏ của khách hàng mục tiêu.

    Sự khác nhau giữa khách hàng mục tiêu với khách hàng tiềm năng

    Như đã nói ở trên, khách hàng tiềm năng sẽ là những khách hàng có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên họ có thể chưa từng mua hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó vì một số lý do.

    Doanh nghiệp có thể xác định khách hàng tiềm năng dựa vào nhu cầu, lịch sử mua sản phẩm/dịch vụ… của họ.

    Còn về khách hàng mục tiêu thì sẽ được chia thành 2 nhóm:

    • Khách hàng tiềm năng: khách hàng chưa từng mua hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
    • Khách hàng thực sự: là những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm.

    Khách hàng mục tiêu sẽ được xác định bằng các chiến lược, hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.

    Khách Hàng Tiềm Năng Có Vai Trò Gì Đối Với Doanh Nghiệp?

    Khách hàng tiềm năng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.

    Khách hàng tiềm năng tạo ra được doanh thu cho doanh nghiệp

    Nếu doanh nghiệp làm tốt trong việc quảng bá sản phẩm sẽ giúp khách hàng mục tiêu hiểu rõ được thông tin, nắm bắt được lợi ích của sản phẩm. Dần dần họ sẽ có ý định cân nhắc, hoặc là mua sản phẩm. 

    Khi ra quyết định mua hàng, họ sẽ sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm/dịch vụ họ nhận được. Việc này sẽ góp phần tạo ra và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

    Khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp gia tăng khách hàng tiềm năng

    Có thể nói khách hàng tiềm năng chính là kênh marketing 0 đồng. Bởi khi có trải nghiệm tích cực với sản phẩm/dịch vụ, họ sẽ giới thiệu đến những người khác. Doanh nghiệp sẽ không mất một khoản chi phí nào cả mà vẫn được khách hàng marketing cho sản phẩm của mình. 

    Đánh giá được hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

    Hoạt động marketing và bán hàng sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó chính là tìm kiếm được nhu cầu của người mua từ đó cung cấp các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

    Khi doanh nghiệp xác định được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp cho hoạt động marketing trở nên hiệu quả. Việc tìm được càng nhiều khách hàng tiềm năng chứng tỏ năng lực của marketing rất tốt.

    Tìm kiếm data khách hàng không giới hạn chỉ với 66.000 VNĐ/ngày!


      Cho biết được doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề gì

      Vai trò của khách hàng tiềm năng

      Đối với những sản phẩm/dịch vụ được tung ra thị trường mà doanh số bán hàng không được khả quan thì đồng nghĩa doanh nghiệp đã gặp phải một vấn đề gì đó. 

      Để có thể khắc phục vấn đề này doanh nghiệp có thể tiến hành khảo sát với nhóm khách hàng tiềm năng. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ biết được các phản hồi từ khách hàng. Họ đang cảm thấy sản phẩm dịch vụ/ sản phẩm như thế nào? Họ có những mong muốn thay đổi nào đổi với sản phẩm… Bám sát vào những phản hồi đó kết hợp với việc phân tích đối thủ, doanh nghiệp sẽ đưa ra được cách khắc phục cụ thể cho vấn đề. Từ đó cải thiện được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

      Phân Loại Khách Hàng Tiềm Năng Như Thế Nào?

      1. Phân loại theo Mức độ quan tâm

      Phân loại khách hàng tiềm năng theo mức độ quan tâm là một phương pháp phổ biến giúp doanh nghiệp xác định mức độ sẵn sàng mua hàng của khách hàng tiềm năng.

      • Khách hàng tiềm năng nóng (Hot leads): Đây là những khách hàng tiềm năng có nhu cầu cao đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và sẵn sàng mua hàng trong thời gian ngắn. Họ thường đã thể hiện sự quan tâm rõ ràng bằng cách truy cập website, tải xuống tài liệu, đăng ký nhận bản tin, hoặc liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp.
      • Khách hàng tiềm năng ấm (Warm leads): Đây là những khách hàng tiềm năng có một số thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa quyết định mua. Họ có thể đã truy cập website, tải xuống tài liệu, hoặc đăng ký nhận bản tin của doanh nghiệp.
      • Khách hàng tiềm năng lạnh (Cold leads): Đây là những khách hàng tiềm năng chưa biết đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc có ít thông tin về sản phẩm/dịch vụ. Họ có thể được thu thập từ các nguồn như danh sách mua hàng, hội chợ triển lãm, hoặc mạng xã hội.

      2. Phân loại theo Giai đoạn trong hành trình mua hàng

      Đây là một phương pháp giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng tiềm năng ở từng giai đoạn, từ đó xây dựng chiến lược tiếp cận và nuôi dưỡng phù hợp, nâng cao hiệu quả chuyển đổi.

      • Nhận thức (Awareness): Khách hàng đang nhận thức được vấn đề mà họ gặp phải và đang tìm kiếm giải pháp.
      • Cân nhắc (Consideration): Khách hàng tiềm năng ở giai đoạn này đang nghiên cứu các giải pháp khác nhau và so sánh các sản phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau.
      • Quyết định (Decision): Họ đã sẵn sàng mua hàng và đang quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp nào.

      Vậy Làm Cách Nào Để Xác Định Nguồn Khách Hàng Tiềm Năng

      Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mô hình phễu để xác định khách hàng tiềm năng của mình. Cụ thể:

      • Những khách hàng mới chưa biết đến sản phẩm/dịch vụ cũng như thương hiệu của bạn.
      • Họ đang có vấn đề và muốn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
      • Những đối tượng còn đang phân vân khi lựa chọn doanh nghiệp của bạn và của đối thủ.
      • Khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch của công ty đối thủ.

      Khi đã hiểu và xác định được chân dung khách hàng mục tiêu cho mình thì việc làm cách nào để thu hút khách hàng tiềm năng lại là câu chuyện khác. Doanh nghiệp cần tận dụng tối đã các giải pháp, chiến lược cũng như công cụ hỗ trợ để việc tìm kiếm khách hàng trở nên hiệu quả nhất.

      Phương Pháp Tăng Khách Hàng Tiềm Năng Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

      Qua các nền tảng mạng xã hội

      Phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng

      Có thể nói đây là một trong những cách tìm kiếm khách hàng vô cùng hiệu quả.

      Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng của mình một cách dễ dàng.

      Doanh nghiệp có thể tự tạo lập các fanpage, group để giới thiệu, quảng bá các thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Để khách hàng có thể biết đến,  hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Từ đó tiếp cận được khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên nhất.

      Để tìm kiếm được khách hàng trên mạng xã hội doanh nghiệp cần xác định rõ:

      • Chân dung của khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới.
      • Hình dung được những thói quen, hành vi của khách hàng trên mạng xã hội.

      Tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua KOLs/KOC

      tăng khách hàng tiềm năng qua KOLs/KOC

      Tăng khách hàng tiềm năng qua KOLs/KOC

      Một phương pháp tìm kiếm khách hàng hiệu quả khác đó chính là tìm kiếm thông qua các KOLs/KOC – những người có tầm ảnh hưởng để quảng bá, PR cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

      Mỗi một KOLs/KOC đều có một lượng fan nhất định. Những người hâm mộ này thường có xu hướng sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà người nổi tiếng đó dùng. Vậy nên việc thuê các KOLs/KOC quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp sẽ vô cùng hiệu quả.

      Một số lưu ý khi thuê KOLs/KOC để quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp:

      • KOLs/KOC phải phù hợp với thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp.
      • Lượng người theo dõi của họ sẽ phải trùng với tệp khách hàng doanh nghiệp hướng tới.
      • Để tránh bị ảnh hưởng không tốt tới doanh nghiệp nên thuê những KOLs/KOC không dính scandal.

      Tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ việc khai thác từ nguồn khách hàng cũ

      Khách hàng sẽ chính là người bán hàng tốt nhất cho doanh nghiệp. Một khách hàng có thể giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với những người quen của họ nếu họ cảm thấy chúng tốt và phù hợp.

      Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần có các chiến lược chăm sóc khách hàng phù hợp. Hỗ trợ kịp thời khi khách hàng gặp phải vấn đề về sản phẩm để có thể giữ chân và biến họ thành khách hàng trung thành.

      Tăng khách hàng tiềm năng thông qua giải pháp của EZSale

      Có thể nói đây là một giải pháp khá hiệu quả cho doanh nghiệp trong vấn đề gia tăng khách hàng tiềm năng. Sử dụng giải pháp doanh nghiệp sẽ không tốn kém quá nhiều chi phí cũng như thời gian mà số lượng thông tin khách hàng nhận được vô cùng chất lượng.

      Giải pháp gia tăng khách hàng của EZSale với công cụ tìm kiếm khách hàng có khả năng quét được trên 3 nền tảng: Facebook, Google Map và đăng ký doanh nghiệp. Sau đó sẽ truy xuất mọi thông tin của khách hàng như: tên, số điện thoại, email… Nhờ đó doanh nghiệp sẽ có một lượng lớn thông tin khách hàng mục tiêu phù hợp với chân dung khách hàng của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.

      Khi đã có được thông tin của khách hàng mục tiêu (thông tin lạnh), tổng đài ảo Callbot sẽ tiến hành gọi để lọc và phân loại thông tin khách hàng. Nhờ vào khả năng có thể thực hiện hàng nghìn cuộc gọi trong khoảng thời gian ngắn; khách hàng sẽ được phân loại thành từng nhóm: khách hàng có nhu cầu, khách hàng hẹn gọi lại, khách hàng từ chối… Điều này không chỉ giúp tiết kiệm được tối đa thời gian cũng như nguồn lực cho doanh nghiệp.

      Phân loại xong, doanh nghiệp sẽ có cho mình những khách hàng quan tâm. Họ sẽ được đội ngũ nhân viên Telesales tại EZSale dày dặn kinh nghiệm tiếp nhận và tiến hành tư vấn. Nhờ sự chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy; doanh nghiệp sẽ có cho mình tập khách hàng tiềm năng để thúc đẩy, gia tăng doanh số.

      Tìm kiếm data khách hàng không giới hạn chỉ với 66.000 VNĐ/ngày!


        Sử dụng IPFingerprint

        Đây là công cụ có khả năng tổng hợp thông tin về người dùng mỗi khi truy cập webiste. Khi lựa chọn sử dụng, IPF sẽ cho phép khách hàng dùng thử 2 tuần trước khi chuyển sang gói tháng.

        Chi phí để sử dụng cũng không quá lớn, tầm khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 120 EUR để có thể sử dụng những tính năng tuyệt vời của IPF. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể dừng sử dụng công cụ vào cuối tháng nếu cảm thấy không hài lòng hoặc không hiệu quả. 

        Sử dụng LinkedIn 

        Sử dụng linkedin để tìm kiếm khách hàng

        Sử dụng Linkedin để tìm khách hàng tiềm năng

        Với những doanh nghiệp startup thì đây được biết đến là giải pháp không thể bỏ qua. Với vai trò như một kênh quảng cáo dành cho các doanh nghiệp B2B. Linkedin sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ dù cho chi phí có cao hơn so với Facebook Ads. Mặt khác cũng cần thời gian và sự kiên nhẫn đến từ doanh nghiệp. Lý do bởi những đối tượng mà doanh nghiệp có thể tiếp cận là những khách hàng sẽ hoạt động trong những ngành nghề, chức vụ có tiềm năng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn. 

        Khi sử dụng Linkedin, việc tạo tài khoản và đăng bài thường sẽ là miễn phí. Nhưng để sử dụng những tính năng cao cấp cho chạy quảng cáo hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải trả chi phí là 500 EUR/năm và một số chi phí khác kèm theo. Linkedin sẽ giới hạn số lượng tìm kiếm trong một tháng. Bởi vậy khi bạn nâng cấp tài khoản thì sẽ cần tốn thêm một khoản phát sinh khác. 

        Sử dụng Builtwith

        Ngoài những website có tính bảo mật cao thì với những website còn lại thì Builtwith được sử dụng để phân tích cấu trúc bekend. Đây là giải pháp có khả năng khám phá mọi thứ của quá trình backend. Ví dụ như: hệ điều hành đang sử dụng để điều khiển server, chương trình framework, hệ thống mạng quảng cáo đang hoạt động, các công cụ phân tích, thống kê những widget được thay thế trong sidebar,… Điều đặc biệt gây ấn tượng cho doanh nghiệp khi sử dụng ứng dụng này là khả năng có thể lấy được danh sách khách hàng của đối thủ.

        Một lý do nổi bật nữa mà doanh nghiệp nên lựa chọn Builtwith đó chính là chi phí khi chỉ cần chi trả $300/tháng là doanh nghiệp có thể tận dụng những tính năng vượt trội của công cụ này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể dừng sử dụng vào cuối tháng nếu không hài lòng.

        Tìm kiếm data khách hàng không giới hạn chỉ với 66.000 VNĐ/ngày!


          Cách Chăm Sóc Khách Hàng Tiềm Năng Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

          Sau khi có được tệp khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp chăm sóc hợp lý để tránh việc họ trở thành khách hàng của đối thủ.

          Xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng

          Một cách vô cùng hiệu quả đó là doanh nghiệp sẽ phải nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Cho khách hàng biết bạn là ai? Bạn có thể giúp họ giải quyết những vấn đề nào? Bạn hãy trở thành người giúp khách hàng giải quyết được những vấn đề họ đang gặp phải. Tạo cho khách hàng ấn tượng với doanh nghiệp và sản phẩm/dịch mà bạn cung cấp.

          Không cố gắng bán hàng

          Khi bạn tư vấn cho khách hàng đừng nên nói với họ quá nhiều về sản phẩm/dịch vụ. Mà hãy quan tâm đến chính bản thân khách hàng. Bạn sẽ cần phải nghiên cứu insight của khách hàng xem họ đang quan tâm đến vấn đề gì. Để từ đó có cách nói chuyện và tư vấn phù hợp đối với từng khách hàng. 

          Có thể họ sẽ không muốn nghe về sản phẩm của doanh nghiệp nhiều mà họ chỉ muốn biết rằng bạn có thể giúp gì cho họ. Những vấn đề mà họ thắc mắc bạn có giải đáp được hay không? Hãy giúp giải quyết những vấn đề của khách hàng, bạn đừng cố bán hàng. Từ đó có thể biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.

          Tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho các khách hàng

          Doanh nghiệp không nên bỏ lỡ cơ hội tư vấn sản phẩm nào mỗi khi khách hàng có nhu cầu. Bạn sẽ cần phải tư vấn, hỗ trợ kịp thời mỗi khi khách hàng cần đến bạn. Bởi hành vi mua hàng của khách hàng sẽ xảy ra tức thời. Nếu doanh nghiệp không nắm bắt được cơ hội đó thì khách hàng sẽ cân nhắc lại việc sử dụng. Hoặc họ sẽ chuyển sang mua hàng bên đối thủ.

          Tìm kiếm data khách hàng không giới hạn chỉ với 66.000 VNĐ/ngày!


            Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng tiềm năng hiệu quả là gì?

            Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý khách hàng tiềm năng (CRM) hiệu quả. Mỗi phần mềm có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.

            Khi chọn phần mềm CRM, điều quan trọng là phải xem xét nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp của bạn. Một số yếu tố cần cân nhắc bao gồm số lượng người dùng, ngân sách, tính năng cần thiết và mức độ tích hợp với các hệ thống khác. 

            Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM

            Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM

            Vượt qua những rào cản và nỗi lo trong quản lý bán hàng, EZSale mang đến giải pháp phần mềm CRM tiên tiến, giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 với giá ưu đãi chỉ từ 99.000đ/user/tháng!

            1. Nắm bắt năng lực, tối ưu hiệu quả

            • Hệ thống thông minh đánh giá năng lực từng nhân viên telesale, tự động phân công công việc phù hợp, giúp tối ưu hiệu quả bán hàng.

            2. Chấm công thông minh, linh hoạt

            • Tính năng báo cáo vị trí giúp quản lý nắm bắt tình hình làm việc của nhân viên mọi lúc mọi nơi.
            • Xác định vị trí chính xác, đảm bảo hiệu quả công việc, đồng thời hỗ trợ kết nối mạng cho việc chấm công thuận tiện.

            3. Đơn giản hóa quy trình, nâng cao trải nghiệm

            • Nhân viên dễ dàng thực hiện cuộc gọi trực tiếp qua ứng dụng, tiết kiệm thời gian và công sức.
            • Hệ thống cập nhật trạng thái khách hàng theo thời gian thực, giúp nhân viên tư vấn theo dõi và hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn.

            4. Nâng tầm chất lượng dịch vụ

            • Ghi âm mọi cuộc gọi, cho phép doanh nghiệp đánh giá chất lượng tương tác, phát hiện sai sót và cải thiện dịch vụ liên tục.

            Với EZSale, doanh nghiệp:

            • Nâng cao năng suất bán hàng, tăng doanh thu hiệu quả.
            • Tối ưu hóa quản lý, tiết kiệm chi phí và thời gian.
            • Nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

            Hãy liên hệ EZSale ngay hôm nay để dùng thử tài khoản DEMO miễn phí!


              Trên đây là tất cả những thông tin mà EZSale muốn giới thiệu đến các doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng là gì. Để từ đó có các phương pháp tìm kiếm, cách chăm sóc khách hàng phù hợp giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

              4.2/5 - (12 bình chọn)