hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn Ezsale Ezsale

7 Cách Tìm Kiếm Khách Hàng Xuất Khẩu Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

5/5 - (5 bình chọn)

Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế đang dần hồi phục và phát triển. Một yếu tố quan trọng để nâng cao doanh số bán hàng và tăng trưởng kinh tế đó là tìm kiếm và khai thác thị trường mới. Tuy nhiên, để có được các cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu hiệu quả sẽ không phải điều dễ dàng. Và bạn không biết nên bắt đầu từ đâu để mở rộng thị trường xuất khẩu. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, hãy cùng EZSale khám phá các cách và kỹ năng tìm kiếm khách hàng xuất khẩu hiệu quả.

1. Tìm Kiếm Khách Hàng Xuất Khẩu Đem Lại Lợi Ích Gì?

Khi doanh nghiệp đã xây dựng được sản phẩm chất lượng và sẵn sàng tiến nhập vào thị trường quốc thế thì việc tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu là một bước quan trọng. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh mà còn giúp tăng trưởng doanh thu. Đồng thời nó còn mang tới cho doanh nghiệp nhiều lợi ích khác như:

  • Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng: Khi tiến vào thị trường quốc tế, doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng mới. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ mở rộng được tệp đối tác nước ngoài để xuất khẩu tiềm năng và gia tăng doanh số bán hàng cho mình.
  • Đa dạng hóa rủi ro: Việc mở rộng thị trường còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những rủi ro khi không phải phụ thuộc vào một thị trường nội địa. Nếu như một thị trường gặp khó khăn, doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hoạt động ở các thị trường khác.
  • Nâng cao danh tiếng: Việc xuất khẩu sản phẩm sẽ giúp tạo danh tiếng và uy tín cho doanh nghiệp. Bởi khách hàng sẽ đánh giá cao các công ty có khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng.

Nhận tư vấn về giải pháp tìm kiếm khách hàng xuất khẩu ngay!


    Tầm Quan Trọng Của Việc Tìm Kiếm Khách Hàng Xuất Khẩu

    Tầm Quan Trọng Của Việc Tìm Kiếm Khách Hàng Xuất Khẩu

    2. Top 7 Cách Tìm Kiếm Khách Hàng Xuất Khẩu Hiệu Quả

    Cách 1: Tìm kiếm data khách hàng xuất khẩu trên các Website Thương Mại Điện Tử B2B

    Nguyên tắc chung khi tìm kiếm đối tác xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử B2B là doanh nghiệp hãy đăng ký trở thành nhà cung cấp. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành đăng thông tin về sản phẩm chờ người mua liên hệ. Tuy là cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu khá bị động nhưng đây lại là một kênh không thể thiếu để doanh nghiệp tiếp cận với lượng lớn đối tác tiềm năng.

    Dưới đây sẽ là một số sàn thương mại điện tử B2B uy tín và nổi tiếng trên thế giới, doanh nghiệp có thể tham khảo:

    • Alibaba.com: Đây là một website thương mại điện tử B2B lớn nhất toàn cầu với hơn 200 triệu người dùng từ hơn 190 quốc gia.
    • Website B2B Kompass.com: Trang danh bạ điện tử này giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm các công ty theo ngành hàng, khu vực thị trường, tên…
    • GlobalSources.com: Trang web này chuyên về các sản phẩm từ Trung Quốc và các nước châu Á.
    • TradeKey.com: Website này có hơn 9 triệu người dùng đến từ hơn 240 quốc gia trên thế giới.
    • EC21.com: Đây là trang web có hơn 7 triệu người dùng đến từ hơn 220 quốc gia trên thế giới.

    Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo một số website thương mại điện tử B2B khác như: Made-in-China.com, Tradeindia, DHgate.com, Go4worldbusiness, IndiaMART.com…

    Cách 2: Tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu qua các trang Mạng Xã Hội

    Mạng xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia doanh nghiệp muốn hướng đến, hãy tìm kiếm những mạng xã hội phổ biến mà quốc gia đó sử dụng. Doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng như Facebook, TikTok, LinkedIn, Twitter, Instagram… để kết nối với khách hàng tiềm năng ở nước ngoài.

    Tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu qua các trang mạng xã hội

    Dưới đây là một số phương pháp tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu qua mạng xã hội mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

    • Sử dụng hashtag liên quan, tham gia nhóm và trang fanpage như Nghề xuất nhập khẩu – Logistics, Giải đáp thủ tục hải quan, Thủ tục hải quan – xuất nhập khẩu,…
    • Xây dựng hồ sơ cá nhân và doanh nghiệp chuyên nghiệp, cung cấp thông tin đầy đủ.
    • Chia sẻ nội dung giá trị về sản phẩm và doanh nghiệp của bạn.
    • Tương tác và bình luận một cách tự nhiên trên bài viết của khách hàng tiềm năng, tránh việc spam.
    • Gửi tin nhắn trực tiếp cho khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp của bạn.

    Cách 3: Sử dụng Công Cụ Tìm Kiếm Khách Hàng của EZSale

    Sử dụng công cụ tìm kiếm khách hàng để tìm kiếm khách hàng nhập khẩu là một cách hiệu quả doanh nghiệp không nên bỏ qua.

    Công cụ tìm kiếm khách hàng của EZSale sẽ giúp doanh nghiệp có thể quét và thu thập thông tin của khách hàng thông qua Facebook, đăng ký doanh nghiệp và Google Map. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nhận được tên, email, số điện thoại… của khách hàng giúp doanh nghiệp xác định và gia tăng tập khách hàng mục tiêu phù hợp.

    Nhận danh sách hàng nghìn khách hàng chỉ từ 66.000đ/ngày!


      Sau khi thu thập thông tin, giải pháp sẽ kết hợp với Callbot để phân loại khách hàng vào các nhóm khác nhau như: khách hàng từ chối, khách hàng có nhu cầu… Đối với khách hàng có nhu cầu sau đó sẽ được đội Telesale có chuyên môn và kỹ năng cao hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của họ. Nhờ vậy, tập khách hàng quan tâm sẽ dần trở thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

      Sử dụng công cụ tìm kiếm khách hàng của EZSale

      Cách 4: Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu qua Nguồn Đặc Biệt

      Một cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu hiệu quả khác đó là tận dụng các mối quan hệ quen biết thông qua sự giới thiệu từ đối tác, bạn bè, người thân. 

      Có thể dễ dàng thấy rằng, mạng lưới quan hệ của doanh nghiệp sẽ là nguồn tài nguyên quý giá để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Đôi lúc, có những cơ hội hợp đồng và đối tác mới xuất hiện trong các sự kiện xã hội, buổi gặp gỡ, hay các hoạt động như bàn nhậu và hội thảo. Đặc biệt, với khả năng giao tiếp tốt trong các buổi nhậu là quan trọng, đặc biệt là đối với nhân viên kinh doanh nam, giúp họ thu hút và giữ chân hợp đồng một cách hiệu quả.

      Tìm kiếm khách hàng xuất khẩu thông qua mối quan hệ quen biết, gia đình, và bạn bè. Việc tận dụng mạng lưới quan hệ cá nhân và xây dựng mối liên hệ kinh doanh có thể giúp mở rộng thị trường và đạt được thành công trong việc xuất khẩu sản phẩm.

      Cách 5: Tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu từ Nguồn Cung Cấp Thông Tin Doanh Nghiệp

      Một phương pháp khác để tìm kiếm khách hàng xuất khẩu là sử dụng các nguồn thông tin công ty chuyên cung cấp dữ liệu về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Các thông tin này bao gồm tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, website, sản phẩm, quốc gia xuất nhập khẩu…

      Dưới đây là một số nguồn cung cấp thông tin doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo:

      • Dịch vụ Data xuất nhập khẩu: Cung cấp dữ liệu chính xác và chi tiết về các tổ chức kinh tế ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Tra cứu dữ liệu có thể theo mã HS, tên hàng, tên công ty, quốc gia, và nhiều tiêu chí khác.
      • Vietnam Export Data: Là một dịch vụ cung cấp thông tin về xuất khẩu của Việt Nam theo mã HS, tên hàng, tên công ty, quốc gia…
      • Vietnam Import Data: Tương tự như Vietnam Export Data, nhưng dịch vụ này chuyên về dữ liệu doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam.
      • Tra cứu thông tin từ website tổ chức hội chợ: Các tổ chức hội chợ thường đăng tải thông tin chi tiết về đối tượng khách mời và các đơn vị tham gia.

      Khi tìm kiếm khách hàng từ các nguồn cung cấp thông tin doanh nghiệp, quan trọng lưu ý:

      • Chọn nguồn cung cấp dữ liệu uy tín và đáng tin cậy.
      • Lọc dữ liệu theo tiêu chí phù hợp với ngành hàng và thị trường mục tiêu.
      • Liên hệ với đơn vị có dữ liệu phù hợp với nhu cầu của bạn.
      • Duy trì mối quan hệ và chăm sóc khách hàng một cách đều đặn.

      Cách 6: Tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu qua các Hội Chợ, Sự Kiện Quốc Tế

      Tìm kiếm đối tác xuất khẩu thông qua các sự kiện, hội chợ quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng có nhu cầu thực sự. Sự giao tiếp trực tiếp trong các sự kiện này tạo ra tiềm năng chuyển đổi lớn, cho phép doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình đến hàng ngàn khách hàng đến từ nhiều quốc gia khác nhau. 

      Dưới đây là một số cách doanh nghiệp có thể áp dụng để tìm kiếm khách xuất nhập khẩu thông qua các sự kiện: hội thảo, hay hội chợ quốc tế…:

      • Tìm kiếm các sự kiện, hội chợ, triển lãm quốc tế liên quan đến lĩnh vực, sản phẩm và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
      • Đăng ký tham gia ngay khi có thông tin để đảm bảo gian hàng ở vị trí thuận lợi.
      • Chuẩn bị cẩn thận với tài liệu, sản phẩm, quà tặng để trưng bày và tặng cho khách hàng tiềm năng.
      • Sắp xếp nhân viên tiếp đón và tư vấn chuyên nghiệp và thân thiện.
      • Ghi lại thông tin liên lạc của khách hàng và gửi email cảm ơn sau sự kiện.
      • Duy trì mối quan hệ và chăm sóc khách hàng sau khi sự kiện kết thúc.

      Khi tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu thông qua sự kiện, hội chợ doanh nghiệp nên lưu ý:

      • Lựa chọn đối tác có uy tín và phù hợp với ngành hàng, thị trường mục tiêu.
      • Quản lý nguồn lực và thời gian cho quá trình tham gia sự kiện.
      • Tận dụng cơ hội để tạo ấn tượng và giao tiếp hiệu quả với khách hàng.
      • Đối xử công bằng với tất cả khách hàng, không phân biệt hay bỏ qua khách hàng nhỏ.
      Tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu qua các hội chợ, sự kiện quốc tế

      Cách tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu qua các hội chợ, sự kiện quốc tế

      >>> Tham khảo thêm bài viết: Cách tìm kiếm khách hàng mua ô tô

      Cách 7: Tìm khách hàng xuất nhập khẩu qua các Công Cụ Tìm Kiếm

      Với sự phát triển của Internet như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trên khắp thế giới đều có sự hiện diện trực tuyến, đặc biệt là trên các công cụ tìm kiếm như Google. 

      Doanh nghiệp có thể thực hiện tìm kiếm với cụm từ để tìm kiếm khách hàng tiềm năng có thể mua hàng xuất khẩu thông qua các công cụ tìm kiếm. Khi kết quả xuất hiện, doanh nghiệp có thể lọc ra tên công ty và tiếp tục tìm kiếm để xác định đến website hoặc trang mạng xã hội của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm cách liên lạc thông qua thông tin liên hệ được cung cấp trên website hoặc qua email để mở rộng giao tiếp với người đại diện của công ty.

      Ưu điểm của phương pháp này là sự đơn giản và linh hoạt. Tuy nhiên, nó sẽ cần phải tốn một khoảng thời gian để lọc danh sách và tiếp cận các đối tượng có khả năng có nhu cầu nhập hàng từ nước ngoài.

      3. 4 Điều Cần Chuẩn Bị Trước Khi Tìm Kiếm Khách Hàng Xuất Khẩu

      Trước khi bắt đầu vào việc tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị kỹ lưỡng về sản phẩm/dịch vụ và hồ sơ công ty. Những yếu tố này vô cùng quan trọng, nó giúp doanh nghiệp tạo dựng ấn tượng và độ uy tín với khách hàng quốc tế.

      3.1. Xây dựng Website cho doanh nghiệp

      Website là một trong các kênh tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu hiệu quả cho doanh nghiệp. Bởi website sẽ giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu tới các đối tác quốc tế. Website sẽ là nơi mà khách hàng truy cập đầu tiên để tìm hiểu về doanh nghiệp. 

      Đồng thời, nếu doanh nghiệp có một Website chuyên nghiệp cùng với giao diện ấn tượng sẽ tạo được thiện cảm từ khách hàng. Và đây là một nền tảng có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu khách hàng trên Internet thông qua công cụ tìm kiếm, các kênh truyền thông.

      Để xây dựng một website tối ưu cho việc xuất nhập khẩu, cần chú ý:

      • Thông tin cung cấp cho người dùng phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và cập nhật liên tục. Đảm bảo rằng website của doanh nghiệp có ít nhất một phiên bản bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ phù hợp với đối tác của doanh nghiệp.
      • Website cần hiển thị rõ ràng về danh mục, sản phẩm, thông tin về doanh nghiệp.
      • Thiết kế website phải tương thích và dễ dàng sử dụng tốt trên thiết bị di động để giúp người dùng có trải nghiệm tốt khi truy cập từ các thiết bị khác nhau.
      • Thực hiện các chiến dịch SEO, chạy quảng cáo để khách hàng tìm thấy doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm.
      • Website của doanh nghiệp cần đăng ký tên miền liên quan tới ngành và thị trường mục tiêu của mình. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng đuôi tên miền quốc gia (.vn, .cn, .us…) hoặc đuôi tên miền quốc tế (.com, .net, .org…).

      3.2. Tạo dựng profile doanh nghiệp

      Tạo dựng profile chuyên nghiệp giới thiệu về doanh nghiệp cũng như sản phẩm/dịch vụ nổi bật là các để khách hàng nhập khẩu dễ dàng tin tưởng vào sự uy tín của doanh nghiệp. Profile này có thể chứa những thông tin như:

      • Thông tin doanh nghiệp: tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, thông tin về nhân sự cấp cao quan trọng trong bố máy điều hành…
      • Quy mô và nguồn lực: cơ sở vật chất, nguồn lực, kinh nghiệm trong ngành, khả năng thực hiện…
      • Các chứng nhận, thành tích và giải thưởng: liệt kê những thành tựu của doanh nghiệp đã đạt được để tạo sự chuyên nghiệp và uy tín.
      • Sản phẩm/dịch vụ: mô tả chi tiết về hàng hóa của doanh nghiệp đang cung cấp trên thị trường. Nó có thể bao gồm: đặc điểm nổi bật, tính năng, lợi ích…

      Có một lưu ý khi tạo profile, doanh nghiệp nên tạo hồ sơ doanh nghiệp và sản phẩm với nhiều ngôn ngữ khác nhau bao gồm: tiếng Việt, tiếng Anh, ngôn ngữ của các đối tác mục tiêu.

      Tạo dựng profile doanh nghiệp

      3.3. Chuẩn bị đầy đủ những chứng từ xuất nhập khẩu

      Để tiến hành giao dịch xuất nhập khẩu thì việc chuẩn bị đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật là rất quan trọng. Các chứng từ xuất nhập khẩu thông thường sẽ bao gồm:

      • Giấy phép xuất nhập khẩu – Export/Import License: chứng nhận để doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định của cơ quan chức năng.
      • Hợp đồng xuất nhập khẩu: ghi lại những điều khoản, điều kiện của giao dịch xuất nhập khẩu giữa doanh nghiệp với khách hàng.
      • Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice: bản ghi chép những thông tin về hàng hóa, số lượng, giá trị, chi tiết thanh toán và những điều khoản thương mại khác.
      • Chứng nhận nguồn gốc hàng hóa – Certificate of Origin: Xác định quốc gia, nơi hàng hóa được sản xuất.
      • Phiếu đóng gói – Packing List: liệt kê chi tiết quy các đóng gói, trọng lượng và số lượng của hàng hóa.
      • Chứng từ vận chuyển – Bill of Lading, Air Waybill: xác nhận giao nhận hàng hóa và những thông tin vận chuyển bao gồm: hình thức, tên đơn vị và các điều kiện giao hàng.
      • Chứng nhận kiểm tra hàng hóa – Inspection Certificate: chứng nhận việc kiểm tra và xác nhận chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của hàng hoá.
      • Chứng nhận chất lượng hàng hóa – Certificate of Quality: xác nhận độ an toàn, chất lượng và hàng hóa đã tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa hay chưa.
      • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của quốc gia nhập khẩu hoặc khách hàng: những giấy tờ bổ sung như: giấy tờ pháp lý, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận thanh toán,…

      Doanh nghiệp cần lưu ý rằng việc lập chứng từ xuất nhập khẩu phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, không có sai sót để tránh rủi ro cũng như các hạn chế xảy ra tranh chấp trong quá trình hợp tác giữa hai bên.

      3.4. Tạo Google My Business cho doanh nghiệp

      Google My Business là một dịch vụ miễn phí do Google cung cấp, giúp thông tin về doanh nghiệp của bạn xuất hiện trên Google Search và Google Maps, từ đó xây dựng lòng tin từ phía khách hàng. Với công cụ Google My Business, bạn có thể:

      • Hiển thị thông tin doanh nghiệp trực tiếp trên kết quả tìm kiếm của Google.
      • Tăng khả năng xuất hiện trên Google Maps khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hoặc doanh nghiệp của bạn.
      • Theo dõi lưu lượng truy cập trang web và tương tác của khách hàng với doanh nghiệp.

      Để tạo một trang Google My Business, trước hết bạn cần sở hữu một tài khoản Google và xác minh địa chỉ kinh doanh của mình. Sau đó, bạn có thể cung cấp thông tin cần thiết và thêm hình ảnh hoặc video về doanh nghiệp của mình. Nếu bạn muốn hướng đến khách hàng quốc tế, việc đặt ngôn ngữ là tiếng Anh có thể giúp quá trình tương tác diễn ra một cách hiệu quả hơn.

      Tạo Google My Business cho doanh nghiệp

      4. Kết Luận

      Trên đây chính là top 7 cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu mà EZSale muốn chia sẻ. Hy vọng rằng những cách tìm kiếm này sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng được tập khách hàng tiềm năng để mở rộng thị trường và nâng cao doanh số cho mình.

      Nếu bạn cần tư vấn thêm về công cụ tìm kiếm khách hàng của EZSale thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua Hotline: 0981 549 988 hoặc để lại thông tin để sớm nhận được tư vấn nhé!

      5/5 - (5 bình chọn)