hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn Ezsale Ezsale

Top 5+ Quy Trình Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Mới Cho Doanh Nghiệp 2023

Theo bạn đối với một nhà kinh doanh thì điều gì là khó khăn nhất? Đối với nhiều chủ doanh nghiệp thì câu trả lời là vấn đề tìm kiếm được đối tác và khách hàng tiềm năng. Điều này càng trở nên cực kỳ quan trọng khi ngân sách marketing có giới hạn.

Chính bởi vậy, để gỡ rối những vấn đề trên? Bài viết dưới đây EZSale sẽ mang đến cho bạn những quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nhé!

Khách Hàng Tiềm Năng Là Gì?

Khách hàng tiềm năng được hiểu là những đối tượng, cá nhân hoặc nhóm người có nhu cầu quan tâm hoặc mong muốn sở hữu một sản phẩm/dịch vụ nào đó mà bạn đang bán. Và tất nhiên họ hoàn toàn có khả năng tài chính để sở hữu sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Cụ thể hơn thì khách hàng tiềm năng chính là những khách hàng chưa bỏ tiền ra để sở hữu sản phẩm/dịch vụ của bạn. Thậm chí họ sẽ chưa biết gì đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Họ cần có thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu sâu trước khi đưa ra quyết định sử dụng.

Khách hàng tiềm năng là gì

Lý Do Doanh Nghiệp Phải Tìm Kiếm Khách Hàng?

Câu trả lời đó chính là vì lợi nhuận. Khách hàng chính là nguồn cung cấp lợi nhuận quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bất kỳ doanh nghiệp hay công ty nào thành lập cũng đều quan tâm và chú trọng đến lợi nhuận. Lợi nhuận ở đây sẽ không chỉ bao hàm phạm vi về tiền bạc, vật chất. Nó còn là danh tiếng cũng như uy tín của sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu.

Trong quá trình tìm kiếm khách hàng, bạn cũng nên hướng đến nhiều nhóm người dùng. Có 2 kiểu khách hàng bạn nên tìm kiếm gồm: 

  • Khách hàng mục tiêu: Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng và quan tâm trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
  • Khách hàng tiềm năng: Đây là nhóm khách hàng chưa có nhu cầu ngay lúc đó nhưng ở tương lai họ sẽ mang lại những nguồn lợi nhuận đáng kể.

Chính bởi vậy mà trong quá trình tìm kiếm khách hàng thì các cá nhân, tổ chức nên có sự phân định rõ ràng, thiết lập kế hoạch sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng trên.

Vai Trò Của Khách Hàng Tiềm Năng Đối Với Doanh Nghiệp

Việc hiểu rõ về khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình là ai sẽ mang lại rất nhiều những lợi ích cho doanh nghiệp. Một trong số đó sẽ bao gồm:

Gia tăng doanh thu

Tất nhiên rồi, đây là nhóm khách hàng hoàn toàn có đủ khả năng để chi trả mọi chi phí để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nhất là khi khách hàng nhận được những trải nghiệm tuyệt vời. Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà họ mong muốn. Từ đó, doanh thu của doanh nghiệp bạn sẽ dần tăng lên là điều hoàn toàn khả thi.

Số lượng khách hàng trung thành tăng lên nhanh chóng

Khi khách hàng tiềm năng có được những trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ đúng với những gì họ mong đợi thì sự trung thành và thiện cảm hộ dành cho doanh nghiệp bạn chắc chắn sẽ tăng cao. Họ sẽ chi trả mọi lệ phí cho các sản phẩm của bạn nếu đó là cần thiết.

Tăng lượng khách hàng tiềm năng

Khi có cho mình những trải nghiệm thú vị và hiệu quả thì khả năng khách hàng sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn đến những người thân quen, bạn bè đang có nhu cầu là rất cao. Nhờ đó bạn sẽ không cần tốn công sức nhưng vẫn có cho mình số lượng khách hàng tiềm năng đáng kể.

Đánh giá được hiệu quả kinh doanh

Thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, giữ chân họ và tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh để chứng tỏ được hiệu quả kinh doanh của bạn. Ngược lại, khi bạn không làm được điều này thì chi phí của bạn sẽ càng tiêu tốn và cạn kiệt hơn.

Khách hàng đánh giá được hiệu quả kinh doanh

Giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần

Khách hàng tiềm năng là những người có thể đang lựa chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ đối thủ cạnh của bạn. Vậy nên, khi thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình bạn cần mở rộng hơn thị phần.

Cách Xác Định Khách Hàng Tiềm Năng Hiệu Quả

Trên thực tế, dựa vào mô hình phễu marketing ta có thể phân khách hàng tiềm năng thành những nhóm đối tượng sau:

  • Nhóm khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh cung cấp.
  • Nhóm khách hàng đang phân vân và so sánh sản phẩm/dịch vụ của bạn với các đối thủ của bạn.
  • Nhóm khách hàng đang tìm kiếm những lợi ích, giải pháp có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Nhóm những khách hàng chưa biết gì đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. 

Từ những thông tin trên có thể thấy 2 yếu tố chính nhằm giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng đó là:

  • Chân dung khách hàng có phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bạn hay không.
  • Bạn có thể thuyết phục họ mua sản phẩm/dịch vụ của mình và biến họ thành khách hàng trung thành hay không.

Quy Trình Tìm Kiếm Khách Hàng Tiềm Năng Mới Hiệu Quả

Để tiếp cận được khách hàng tiềm năng nhanh chóng và hiệu quả bạn cần có cho mình một quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả. Dưới đây sẽ là 6 quy trình hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo.

Bước 1. Cần xác định được đúng khách hàng mục tiêu

Trên thị trường, mỗi sản phẩm/dịch vụ khác nhau sẽ hướng đến những đối tượng khách hàng riêng. Vậy nên, nếu doanh nghiệp tiếp cận mọi khách hàng sẽ lãng phí thời gian, nhân lực và chi phí. Đặc biệt hiệu quả kinh doanh sẽ không cao.

Bởi vậy, doanh nghiệp cần xác định đúng đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm để tiếp thị. Thay vào đó, doanh nghiệp và đội ngũ kinh doanh nên xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của dòng sản phẩm, dịch vụ này là ai để tập trung tiếp thị.

Sau khi xác định rõ đối tượng khách hàng, doanh nghiệp cần tiến hành phân loại khách hàng mục tiêu thành những nhóm mức độ tiềm năng khác nhau như:

  • Nhóm khách hàng mục tiêu: Đây là những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp và nhân viên kinh doanh luôn muốn hướng đến.
  • Nhóm khách hàng mở rộng: là đối tượng khách hàng có khả năng lựa chọn bạn nhưng không phải là đối tượng chủ yếu. Thường tỷ lệ mua và sử dụng sản phẩm của nhóm này sẽ thấp hơn so với nhóm mục tiêu.

Bước 2: Cần xác định kênh tiếp cận khách hàng

Đây là bước quan trọng giúp bạn trả lời cho câu hỏi “khách hàng mục tiêu sẽ đến từ đâu”. Và tất nhiên, để có cho mình câu trả lời, doanh nghiệp cần dựa vào những đặc điểm của khách hàng để có cho mình những kênh tiếp cận nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Ví dụ như: sản phẩm dịch vụ của bạn là spa làm đẹp. Bạn có thể tiếp cận họ thông qua các kênh xã hội. Những hội nhóm gần nhất với những khách hàng trên như: làm đẹp, trị mụn, chăm sóc da đẹp…trên Facebook. Ngược lại với những khách hàng thuộc nhóm thành đạt, có nhu cầu cao thì cần tiếp cận qua các sự kiện, hội thảo,….

Ngoài ra, doanh nghiệp và nhân viên viên kinh doanh cũng có thể dựa vào nguồn khách hàng cũ của ngành nghề đang làm việc để có thể tiếp cận gần hơn với những khách hàng phù hợp.

Chẳng hạn: doanh nghiệp bạn đang hoạt động lĩnh vực bảo hiểm, thường những khách hàng cũ sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân. Từ đó khả năng gia tăng khách hàng mới sẽ cao hơn.

Xác định được kênh tiếp cận khách hàng

Bước 3: Lên kế hoạch tiếp cận khách hàng

Khi làm được 2 bước trên, doanh nghiệp cần có phương án tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tuỳ thuộc vào kênh tìm kiếm khách hàng khác nhau để đưa ra phương án tiếp cận hợp lý.

Ví dụ: Kênh tiếp cận khách hàng chủ yếu đối với doanh nghiệp bạn là: Facebook, Zalo, Instagram,… thì nội dung khi đăng tải cần đảm bảo chất lượng, tương tác với khách hàng thường xuyên. Mặt khác, doanh nghiệp có thể đầu tư chạy quảng cáo để tìm ra khách hàng mục tiêu sớm nhất.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp bạn lựa chọn hình thức tiếp cận qua các kênh báo chí, tạp chí, truyền hình,…thì nội dung cần phù hợp cũng như xác định đúng khung giờ “vàng”, đơn vị quảng cáo sao cho phù hợp nhất.

Trong trường hợp nếu doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tại các sự kiện. Hãy chú ý đến cách giao tiếp với khách hàng và lên kế hoạch một số tình huống xảy ra. Bạn nên chuẩn bị tài liệu liên quan đến sản phẩm để khách hàng nắm bắt thông tin dễ hơn. Mặt khác cũng sẽ giải quyết những tình huống phát sinh hiệu quả nhất.

Bước 4: Tiến hành quảng cáo, truyền thông

Để quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả sẽ không thể thiếu đượcquảng cáo. Lý do bởi đây chính là bước giúp thu hút và tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, các phương án để quảng cáo sẽ phụ thuộc vào nhóm khách hàng bạn đang hướng đến. Ví dụ:

  • Thu hút khách hàng trên mạng Internet.
  • Quảng cáo ngoài trời hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng biết đến nhiều hơn.
  • Gặp mặt khách hàng tại các buổi hội thảo, sự kiện có liên quan…

Bước 5: Thu thập thông tin, quản lý dữ liệu khách hàng

Vấn đề quản lý thông tin khách hàng sau khi đã thu hút và tiếp cận là điều quan trọng. Doanh nghiệp cần có giải pháp lưu trữ cũng như phân loại khách hàng chi tiết nhất. Điề này giúp việc bán hàng, tiếp thị và tư vấn trở nên khoa học hơn.

Thu thập thông tin và quản lý dữ liệu khách hàng

Bước 6: Đánh giá hiệu quả các bước thực hiện trên

Đây là quy trình cuối cùng và được khá nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên đó là một sai lầm khi bạn đã bỏ phí những thành quả mà mình đang tạo dựng. Việc ngồi lại để xem xét, đánh giá cũng như phân tích về nhóm khách hàng đã tìm kiếm được sẽ giúp bạn có được nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu.

Ngoài ra việc đánh giá hiệu quả này cũng sẽ hỗ trợ đáng kể đến việc chăm sóc khách hàng. Ngoài ra thiết lập nên quy trình tìm kiếm khách hàng để được hiệu quả và mang tính thiết thực.

Tổng Kết

Như vậy trên đây là những chia sẻ đầy đủ những quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả.  Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích đối với bạn đọc trong việc tìm kiếm những khách hàng tiềm năng của mình. Chúc bạn thành công!

Rate this post