hotline 0981549988 Email admin@ezsale.vn Ezsale Ezsale

Tìm Kiếm Khách Hàng Logistics Ở Đâu? Bật mí 5 Cách Hiệu Quả

4/5 - (1 bình chọn)

Khi thị trường logistics ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng đã trở thành thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp trong ngành. Với sự biến động liên tục về nhu cầu vận chuyển, quản lý chuỗi cung ứng, việc xây dựng các chiến lược tìm kiếm khách hàng hiệu quả chính là chìa khóa quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Vậy có những cách tìm kiếm khách hàng cho sales logistics hiệu quả nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây cùng EZSale nhé!

1. Đối Tượng Khách Hàng Của Doanh Nghiệp Logistics Là Những Ai?

Đối tượng khách hàng của doanh nghiệp logistics có thể rất đa dạng, tùy thuộc vào loại hình và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Một số đối tượng khách hàng phổ biến trong lĩnh vực logistics có thể kể đến như:

  • Doanh nghiệp sản xuất: Các doanh nghiệp sản xuất là những đối tượng khách hàng cần dịch vụ logistics để vận chuyển nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất và vận chuyển sản phẩm tới các địa điểm khác nhau. Đa số, doanh nghiệp sản xuất thường ở ngành: thực phẩm, đồ gia dụng, công nghệ, ô tô…
  • Doanh nghiệp thương mại điện tử: Đây là đối tượng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực logistics. Các doanh nghiệp thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada… sẽ cần vận chuyển từ kho hàng tới khách hàng, đến với người tiêu dùng.
  • Nhà kho và dịch vụ lưu trữ: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà kho cần hệ thống logistics chuyên nghiệp để quản lý hàng hóa, theo dõi vị trí và đảm bảo việc xuất nhập kho không bị gián đoạn.
  • Nhà sản xuất và phân phối: Các nhà sản xuất và phân phối sẽ cần vận chuyển hàng hóa giữa các nhà kho và các điểm bán. Ngoài ra, họ cũng có nhu cầu quản lý hàng tồn kho một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Đối tượng khách hàng của doanh nghiệp logistics

Đối tượng khách hàng của doanh nghiệp logistics

2. Tầm Quan Trọng Của Việc Tìm Kiếm Khách Hàng Logistics

Việc tìm kiếm khách hàng trong lĩnh vực logistics đóng một vai trò quan trọng và có sự ảnh hưởng tới sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. 

Tìm kiếm khách hàng không chỉ giúp thu hút thêm khách hàng mới mà còn là việc duy trì và phát triển mối quan hệ với các khách hàng hiện tại. Thông qua việc có thêm nhiều đơn hàng, doanh nghiệp có thể tối ưu các tuyến đường và sử dụng tài nguyên để vận chuyển một cách hiệu quả hơn. Nhờ vậy, hiệu suất vận chuyển cũng sẽ được nâng cao.

Một lợi ích to lớn của việc tìm kiếm khách hàng logistics đó là tạo cơ hội mở rộng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ đó, không chỉ giúp nâng cao doanh thu mà còn giúp doanh nghiệp hợp tác được thêm nhiều đối tác mới để tăng cường danh tiếng, độ uy tín trong ngành.

Nhận tư vấn giải pháp tìm kiếm khách hàng Logistics phù hợp ngay!


    >>> 7 Phương Pháp Tìm Kiếm Khách Hàng Xuất Khẩu Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

    3. Bỏ Túi 5 Cách Tìm Kiếm Khách Hàng Logistics Cho Sale Hiệu Quả

    Cách 1. Tìm kiếm khách hàng Logistics trên Công Cụ Tìm Kiếm (Google)

    Tìm kiếm khách hàng trên công cụ tìm kiếm (Google)

    Tìm kiếm khách hàng trên công cụ tìm kiếm (Google)

    Google đã dần trở thành một công cụ quan trọng để tìm kiếm thông tin khách hàng Logistics. Với lĩnh vực Sales Logistics, Google sẽ là một cách tìm kiếm khách hàng logistics hiệu quả. Để tìm kiếm khách hàng thông qua công cụ tìm kiếm, bạn có thể:

    Tìm kiếm danh sách các công ty xuất nhập khẩu

    Bạn có thể tìm kiếm các công ty, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua danh sách công ty, thành viên của các hiệp hội ngành. Như: Hiệp hội Dệt May, Hiệp hội Lương thực, Hiệp hội Thủy hải sản, Hiệp hội Cà phê… Dựa vào đây, bạn sẽ có thể tiếp cận và tư vấn dịch vụ logistics đến các doanh nghiệp có liên quan.

    Tham gia vào các diễn đàn, trang web chuyên ngành 

    Hãy tham gia các diễn đàn và trang web chuyên về xuất nhập khẩu, tại đây sẽ có sự tham gia của nhiều Shipper/Consignee, bạn có thể tìm kiếm và tạo mối quan hệ với các đối tác tiềm năng.

    Tìm kiếm theo từng mặt hàng cụ thể 

    Nếu như bạn có mục tiêu rõ ràng hơn về mặt hàng xuất khẩu thì bạn có thể sử dụng từ khóa cụ thể hơn để tìm kiếm khách hàng. Ví dụ: Bạn có thể sử dụng những từ khóa như: “công ty xuất khẩu cà phê”, “công ty xuất khẩu hồ tiêu”… để tìm kiếm kết quả liên quan đến các công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành mà bạn quan tâm.

    Cách 2. Tìm kiếm khách hàng logistics trên Trang Vàng

    Cách tìm kiếm khách hàng sale logistics hiệu quả tiếp theo chính là tận dụng Trang Vàng. Trang Vàng là một kênh cung cấp thông tin về doanh nghiệp khá chi tiết và đầy đủ giúp bạn có thể xác định và tìm kiếm đối tượng khách hàng mục tiêu.

    Bạn có thể tìm kiếm các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics bằng các từ khóa như: “dịch vụ logistics”, “công ty xuất khẩu”… để lọc kết quả và tìm kiếm những doanh nghiệp có liên quan. Ngoài ra, bạn có thể xác định vị trí địa lý để thu hẹp phạm vi tìm kiếm doanh nghiệp logistics.

    Tuy nhiên bạn cần lưu ý, trên Trang Vàng sẽ có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, bạn cần tham khảo thêm thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp đó liệu có phù hợp xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hoá… hay không. Để xác định khả năng cung cấp dịch vụ của mình liệu có phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

    Tìm kiếm khách hàng logistics trên Trang Vàng

    Tìm kiếm khách hàng logistics trên Trang Vàng

    Cách 3. Sử dụng Công Cụ Quét thông tin khách hàng logistics

    Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ, phần mềm để tìm kiếm khách hàng. Một công cụ được nhiều đơn vị tin tưởng và sử dụng đó chính là công cụ tìm kiếm khách hàng của EZSale.

    Với tool tìm kiếm khách hàng của EZSale, bạn sẽ có thể quét thông tin khách hàng trên các kênh Facebook, đăng ký doanh nghiệp và Google Map. Sau đó, bạn sẽ có thông tin như: tên, số điện thoại, email… của khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể gia tăng tập khách hàng phù hợp với chân dung khách hàng mục tiêu của mình.

    Nhận danh sách hàng nghìn khách hàng chỉ từ 66.000đ/ngày!


      Tiếp theo, công cụ sẽ kết hợp với Callbot tiến hành phân loại khách hàng thành từng nhóm có nhu cầu khác nhau. Những khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ được đội ngũ Telesale có chuyên môn và kỹ năng tiến hành tư vấn và giải đáp thắc mắc. Những khách hàng quan tâm này sẽ dần trở thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể tăng doanh thu và ngày một phát triển hơn.

      Công cụ tìm kiếm khách hàng - Cách tìm kiếm khách hàng thông minh

      Tìm khách hàng bằng công cụ tìm kiếm khách hàng của EZSale

      Cách 4. Sử dụng nguồn B2B Website để tìm kiếm khách hàng Logistics

      Việc tận dụng các trang B2B quốc tế để mở rộng cơ hội kinh doanh, tìm kiếm khách hàng đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu, là một bước cần thiết cho các doanh nghiệp logistics. Trên toàn cầu, có hàng trăm trang web B2B đang được sử dụng, trong đó có các trang web như: Alibaba.com, Kompass.com, ec21.com, Tradekey.com, Indiamart.com…

      Các website B2B này không chỉ mang tới cơ hội tiếp cận đối tác toàn cầu mà còn là môi trường để chia sẻ thông tin về dịch vụ, xây dựng mối quan hệ, và thậm chí là tạo ra các giao dịch quốc tế. 

      Trước khi tìm kiếm khách hàng trên trang web B2B, bạn hãy xác định rõ mục tiêu của mình trong quá trình tìm kiếm. Hãy xác định loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể bạn đang quan tâm. Sau đó, lựa chọn trang web phù hợp với lĩnh vực, dịch vụ của bạn. Bạn có thể tham khảo các trang như: Alibaba, Kompass hoặc Tradekey… những trang này thường cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

      Cách 5. Tìm kiếm khách hàng logistics thông qua Hội chợ, Triển lãm

      Tìm kiếm khách hàng logistics thông qua hội chợ, triển lãm

      Tìm kiếm khách hàng logistics thông qua hội chợ, triển lãm

      Các buổi hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế cũng là cơ hội để bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp logistics của mình. 

      Bạn có thể tham gia vào một số hội chợ lớn hàng năm như: Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ, Expo, Vietbuild… Đây là nơi giúp bạn có thể tiếp cận với các nhà đại lý, nhà sản xuất và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Từ đó, tạo ra cơ hội để chia sẻ thông tin, giới thiệu dịch vụ tới khách hàng, đối tác.

      Bên cạnh việc tiếp cận với khách hàng mới, tham gia các sự kiện này, bạn cũng có thể nắm bắt về xu hướng của thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Và xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trong lĩnh vực logistics.

      4. 3 Nguyên Tắc Quan Trọng Trong Quá Trình Tìm Kiếm Khách Hàng Logistics

      4.1. Hiểu rõ về dịch vụ của doanh nghiệp

      Nguyên tắc đầu tiên trong quá trình tìm kiếm khách hàng logistics, bạn cần phải nắm được thông tin và hiểu rõ về dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bạn chuyên về hàng nhập – inbound hay hàng xuất – outbound? Ưu điểm nổi bật của loại dịch vụ này là gì?… 

      Sự nắm bắt thông tin này sẽ giúp bạn xác định được đối tượng khách hàng mình nên tiếp cận là những ai? Đồng thời, bạn cũng sẽ có những cách tương tác phù hợp để tiếp cận với khách hàng.

      4.2. Xác định thế mạnh đặc biệt của doanh nghiệp

      Mỗi một doanh nghiệp logistics đều sở hữu những đặc điểm mạnh riêng, đó chính là những lợi thế mà bạn có thể khai thác để tạo ra chiến lược quảng bá tốt hơn. 

      Ví dụ, so với các đơn vị logistics khác, doanh nghiệp của bạn nổi bật với hệ thống vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp và tốc độ vận chuyển nhanh chóng. Hoặc hệ thống vận chuyển hàng hóa được quản lý và điều hành bởi đội ngũ chuyên nghiệp. Nhờ vào điều này, bạn có thể thuyết phục khách hàng về ưu điểm dịch vụ của doanh nghiệp để họ có thể chọn lựa dịch vụ phù hợp với nhu cầu logistics của mình.

      Xác định thế mạnh đặc biệt của doanh nghiệp

      Xác định thế mạnh đặc biệt của doanh nghiệp

      4.3. Nắm bắt tình hình, xu hướng của thị trường

      Nguyên tắc cuối cùng đó là bạn cần nắm bắt tình hình cũng như xu hướng của thị trường trước khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng logistics. Tại thời điểm hiện tại, thị trường logistics có những biến động nào? Đang có xu hướng thay đổi ra sao? Dựa vào đó, bạn sẽ có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với từng khách hàng logistics dựa trên nhu cầu của họ. Ví dụ: Họ có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, lưu kho hay nhập nguyên liệu…

      5. Kết Luận

      Tóm lại, việc tìm kiếm khách hàng logistics sẽ không phải là một bài toán dễ. Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên của EZSale sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận khách hàng logistics.

      Nếu bạn có nhu cầu hoặc cần tư vấn thêm về công cụ tìm kiếm khách hàng thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với EZSale qua Hotline: 0981 549 988 hoặc để lại thông tin để nhận tư vấn ngay hôm nay nhé!

      4/5 - (1 bình chọn)